Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Trong 2 ngày, 28/11 - 29/11, tại TP Buôn Ma Thuột diễn ra Hội thảo khoa học “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo.

Trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra sinh hoạt thường niên câu lạc bộ Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam năm 2020. Chương trình do Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM phối hợp cùng Sở GD&ĐT Đắk Lắk tổ chức. GS.TS Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì.

Tham dự còn có đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT; 32 Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam; lãnh đạo, giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM; các nhà khoa học uy tín đến từ các trường đại học Sư phạm; đại điện các cơ sở giáo dục của của các tỉnh, thành phía Nam.

TS Thái Văn Tài-Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT).
TS Thái Văn Tài-Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 (gọi chung là chương trình GDPT mới) là “phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập vè đời sống; giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hộn phong phú, nhờ đó có cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”.

Để triển khai hiệu quả Chương trình GDPT mới, trước hết phải đổi mới tư duy, nhận thức và phương pháp trong quản lý, dạy học, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vì đây là nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục và đào tạo.

Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa.
Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa.

Hội thảo lần này tập trung làm rõ vai trò của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu của đổi mới GDPT; chia sẻ, đề xuất các giải pháp phát triển năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Nội dung trọng tâm các đại biểu tập trung tham luận, thảo luận, cho ý kiến trao đổi tại Hội thảo gồm: Những vắn đề lý luận liên quan đến đổi mới GDPT, chương trình GDPT mới và phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu; Phân tích thực trạng và đưa ra những khuyến nghị về chính sách để phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trước yêu cầu đổi mới GD hiện nay, đặc biệt là trước yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình GDPT mới; Kinh nghiệm của các địa phương trong việc phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Những kết quả nghiên cứu, những bài học kinh nghiệm từ các nước về phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; …

Ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
Ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. 

Phát biểu chào mừng Hội thảo, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch khẳng định, đây là Hội thảo khoa học có uy tín góp phần thúc đẩy, định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Những giải pháp, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học được các thầy cô giáo, nhà khoa học đúc rút từ thực tiễn quản lý, dạy học để chia sẻ hôm nay chính là những căn cứ quan trọng để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vận dụng vào nâng cao chất lượng dạy học, nhất là triển khai dạy học theo mục tiêu của chương trình GDPT mới.

Đây cũng là dịp để thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh có điều kiện giao lưu, học hỏi với các nhà khoa học, các thầy cô của các tỉnh bạn nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ của ngành GD&ĐT tỉnh trong năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo.

TS Trần Hồng Thắm - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ trình bày tham luận tại Hội thảo.
TS Trần Hồng Thắm - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ trình bày tham luận tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, gần 120 tham luận khoa học về giáo dục và đào tạo đến từ 32 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam đã được phân tích, trao đổi, góp ý và chia sẻ. Hầu hết các ý kiến đều khẳng định vai trò then chốt của nhà giáo trong quá trình đổi mới. Để nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho giáo viên cần kết hợp cả hình thức bồi dưỡng trực tuyết, trực tuyến, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên. Đồng thời chỉ ra những hạn chế như: bất cập về cơ chế, chính sách đối với nhà giáo; về tư duy ngại đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; sự thiếu động bộ của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học …

TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk trình bày tham luận.
TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk trình bày tham luận.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GG&ĐT ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của các Sở GD&ĐT thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019-2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thiên tai tác động tiêu cực; đánh giá cao các địa phương tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ kép” vừa đảm bảo đúng quy chế, vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh.

Bộ trưởng cũng khẳng định, việc tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” đã phản ánh được sự tích cực, chủ động đổi mới giáo dục và đào tạo của các tỉnh, thành phía Nam. Đây là dịp để các Sở GD&ĐT đánh giá khách qua, thực tế kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực hiện đổi mới giáo dục thời gian vừa qua và chuẩn bị cho thực hiện lộ trình đổi mới trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện đổi mới, chắc chắn sẽ có những khó khăn, vì thế rất cần sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục những người trực tiếp giảng dạy tại lớp. Bên cạnh đó, rất cần sự ủng hộ của các cấp, các ngành và nhân dân để ngành GD&ĐT hoàn thành sứ mệnh giáo dục theo đúng qua điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các nhà trường tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống; giáo viên không được dạy quá chương trình, dạy cao hơn so với năng lực người học, không sử dụng một giáo án, một phương pháp cho tất cả các học sinh, người dạy phải chú ý phát triển năng lực, phẩm chất để học sinh thấy vui, hạnh phúc khi đến lớp, đến trường; phải đảm bảo, học xong môn học, lớp học, cấp học thì học sinh làm được cái gì chứ không phải học sinh chỉ biết cái gì.

Ngày mai, 29/11, các đại biểu tham dự Hội thảo kho học và sinh hoạt câu lạc bộ Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam sẽ tham quan thực tế việc tổ chức dạy học, và các hoạt động giáo dục tại các trường học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, gồm: trường tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt; trường THPT chuyên Nguyễn Du.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.