Phát súng nguy hiểm trong quan hệ giữa Nga và chính quyền Donald Trump

Mỹ cho rằng việc Nga bí mật triển khai một tên lửa hành trình mới là vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) giới hạn nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa hạt nhân ở châu Âu.

Phát súng nguy hiểm trong quan hệ giữa Nga và chính quyền Donald Trump
Phat sung nguy hiem trong quan he giua Nga va chinh quyen Donald Trump - Anh 1

Tổ hợp tên lửa Iskander-K của Nga

Theo các quan chức quân sự cao cấp của Mỹ, việc triển khai tên lửa hành trình mới của Nga là vi phạm hiệp ước INF được ký năm 1987. Theo New York Times, Nga bắt đầu thử nghiệm loại tên lửa này từ năm 2014 với mã hiệu là SSC-X-8 (Iskander-K).

Chính quyền của ông Obama khi đó đã ngăn cản và yêu cầu Nga dừng việc phát triển loại tên lửa mới này. Tuy nhiên, các báo cáo tình báo của Mỹ mới đây chỉ gọi loại tên lửa này là SSC-8, cho thấy nó không còn là mẫu thử nghiệm nữa mà đã được bí mật trang bị.

"Nga vẫn thường xuyên vi phạm các nghĩa vụ của hiệp ước INF là không sở hữu, sản xuất hay thử nghiệm các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có khả năng bắn từ 500 đến 5.000km", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố hôm 14.2.

"Chúng tôi đã nói rất rõ mối quan tâm của chúng tôi về sự vi phạm các hiệp ước quốc tế của Nga và về các rủi ro mà họ có thể gây ra đối với an ninh châu Âu và châu Á", ông Toner nói thêm.

Tên lửa hành trình mới của Nga có thể sẽ đe dọa các nước thành viên NATO tại châu Âu. Hành động thử nghiệm tên lửa của nước này diễn ra đúng lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm trụ sở của NATO vào ngày 15.2.

"Hiệp ước INF loại bỏ mọi vũ khí đe dọa châu Âu, đặc biệt là các mối đe dọa từ các cuộc tấn công chớp nhoáng. Hiệp ước này vẫn là một phần quan trọng bảo vệ an ninh của chúng ta và sự không tuân thủ hiệp ước của Nga khiến chúng tôi lo ngại", một quan chức NATO nói với CNN.

"Đồng minh NATO sẽ hành động để đảm bảo rằng Nga không có khả năng đạt được lợi thế quân sự nhờ vi phạm hiệp ước INF", quan chức trên nói thêm.

Hiệp ước INF được Liên Xô trước đây và Mỹ ký năm 1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.6.1988. Nội dung chính của văn kiện này cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất.

Điện Kremlin và chính quyền mới của ông Donald Trump đều tuyên bố muốn hàn gắn mối quan hệ ngoại giao với nhau. Tuy nhiên, kể từ khi ông Trump nhậm chức tới nay chưa có động thái thực tế nào giữa hai bên cho thấy điều này sẽ xảy ra.

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.