Phát minh mới chống Covid-19

Nhưng trong thời điểm hàng chục triệu người quay trở lại với các phương tiện giao thông công cộng, nơi làm việc và trường học của họ, liệu những phương pháp can thiệp trên đã là đủ để phòng tránh dịch bệnh? Dưới đây là một số phát minh mới nhất để có thể phòng chống Covid-19.

Bộ lọc không khí niken nóng

Các nhà khoa học đang ngày càng lo lắng về sự lây lan tiềm tàng của virus Corona trong không khí ở khoảng cách lớn hơn nhiều so với khoảng cách hai mét được đề cập trong các hướng dẫn y tế. 

Bộ lọc HEPA (không khí hạt hiệu quả cao) - công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào những năm của thập niên 50 được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện, phòng thí nghiệm diệt khuẩn và máy bay.

Nhưng các bộ lọc sẽ trở nên ô nhiễm theo thời gian và cuối cùng phải được đốt hoặc hấp khử trùng. Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Siêu dẫn Texas thuộc Đại học Houston và Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston hiện đã chứng minh hiệu quả của một loại bộ lọc mới dựa trên bọt siêu mịn làm từ niken. 

Bằng cách làm nóng bọt đến 200 độ C (392 độ F), các nhà nghiên cứu đã có thể loại bỏ 99,8% virus SARS-CoV-2 trong không khí của phòng ngay từ lần đầu tiên.

Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Materials Today Physics vào tuần trước và Medistar - công ty đứng đằng sau phát minh này - đã được phê duyệt bán hệ thống.

Medistar cho biết hệ thống này có thể được lắp đặt trong các thiết bị điều hòa không khí có sẵn hoặc trong thiết bị di động để lọc khí cho từng phòng.

Công nghệ UV mới

Đèn hoạt động trên một khu vực cụ thể của phổ tử ngoại được gọi là UVC từ lâu đã được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm mốc, đặc biệt là trong các bệnh viện và trong ngành chế biến thực phẩm. Nhưng tiếp xúc trực tiếp với UVC rất nguy hiểm vì các tia UV không tồn tại trong ánh sáng Mặt trời bình thường này có thể gây ung thư da và các vấn đề về mắt.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia đã làm việc trong nhiều năm về một loại đèn UVC mới, có bước sóng ngắn hơn 222 nanomet giúp chúng an toàn đối với con người nhưng vẫn tiêu diệt được vi khuẩn. 

Tháng trước, một nhóm nghiên cứu do nhà vật lý David Brenner dẫn đầu đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Scientific Reports cho thấy công nghệ của họ đã giết chết 99,9% virus Corona có trong các vi giọt trong không khí. Công ty Ushio của Nhật Bản đã bắt đầu bán đèn UVC bước sóng dưới 222 nm ở Hoa Kỳ nhưng có thông báo trên trang web của họ rằng các nghiên cứu liên tục về sự an toàn của sản phẩm sẽ quyết định khi nào chúng sẵn sàng được sử dụng trong không gian có người.

Lớp phủ chống virus

Bị nhiễm virus qua va chạm cũng là một nguy cơ tiềm ẩn, do đó các hướng dẫn y tế luôn bao gồm nhắc nhở thường xuyên rửa tay và sử dụng chất khử trùng trên bề mặt. Lớp phủ bề mặt kháng khuẩn lâu dài cũng có thể là một bổ sung cho các sản phẩm làm sạch, nhưng công nghệ đã tồn tại qua hàng thập kỷ này phần lớn bị giới hạn chỉ có trong các bệnh viện.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona gần đây đã đề xuất sử dụng rộng rãi các lớp phủ như là một tuyến phòng thủ mới chống lại SARS-CoV-2

Một lớp phủ chống virus làm từ polymer ammonium bậc bốn phát triển bởi Allied BioScience, được phát hiện làm giảm lượng virus Corona liên quan chặt chẽ với SARS-CoV-2 trên bề mặt đi 90% chỉ trong 10 phút. Lớp phủ không màu này được phun trên bề mặt và phải được áp dụng lại cứ sau ba đến bốn tháng.

Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ gần đây đã làm rõ rằng, lây truyền qua bề mặt có lẽ không phải là phương thức lây lan chính của virus như một số người đã nghĩ trước đây. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.