Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Địa lí

GD&TĐ - Tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm về dạy học Địa lý, cô Nguyễn Thị Thanh Hải (Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc) cho rằng không khó để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học được coi là khô khan này.

Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Địa lí

Theo đó, nếu giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, tự mình khám phá, được thấy các mối quan hệ địa lí một cách tường minh, các kiến thức cơ bản sẽ trở nên dễ hiểu, đơn giản hơn, lúc đó học sinh sẽ không còn tâm lý ngại học.

Xây dựng tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ kiến thức để giải quyết.

Khi xây dựng tình huống có vấn đề, cô Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết, giáo viên cần lựa chọn: Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết - giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh; nêu vấn đề, gợi ý học sinh cách giải quyết - giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả làm việc;

Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống; học sinh phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn phương pháp giải quyết; giáo viên và học sinh cùng đánh giá;

Giáo viên đưa tình huống thực để học sinh tự phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, tự đưa ra phương pháp, lập kế hoạch giải quyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề.

Ví dụ, với bài Một số vấn đề của châu Phi - Địa lí 11, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Vì sao Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại là khu vực có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới?

Học sinh nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi khô và nóng vào bậc nhất thế giới; thảo luận, trao đổi, quan sát, phân tích bản đồ tự nhiên Châu Phi để trả lời,sau đó rút ra kết luận.

Giáo viên chốt lại toàn bộ phần trả lời của học sinh: Sự phối hợp, tác động của các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng vào bậc nhất thế giới.

Tổ chức hoạt động nhóm

Cô Nguyễn Thanh Hải cho rằng, hiện nay hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp học sinh phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học.

Thực tế, hoạt động nhóm tổ chức tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong giờ học, học tập có chất lượng, rèn được kĩ năng nói, viết cho học sinh. Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy theo bài mà giáo viên có thể phân ra các nhóm nhỏ, lớn để thu hút học sinh giải quyết vấn đề có hiệu quả.

Các bước tiến hành hoạt động nhóm được cô Nguyễn Thanh Hải gợi ý như sau:

Bước 1: Hình thành các nhóm làm việc (tổ chức nhóm, chỉ định chỗ làm việc của các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm).

Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc (thảo luận, trao đổi ý kiến, đưa ra kết luận chung, cử đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp).

Bước 3: Tổng hợp kết quả của các nhóm (đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung nếu thiếu).

Bước 4: Giáo viên tóm tắt ý kiến phản hồi của các nhóm sau đó cùng cả lớp chốt lại nội dung chủ yếu của bài học. Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và tổng kết lại kiến thức toàn bài.

Tổ chức trò chơi

Có nhiều trò chơi có thể áp dụng trong giờ dạy địa lý, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và giờ học cũng không còn áp lực. Có thể kể đến trò Xếp hình và ghép tên; Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài học; Mô tả các mối quan hệ địa lí...

Ví dụ, bài "Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ (Địa lý 10), giáo viên có thể sử dụng trò chơi Xếp hình và ghép tên.

Để chuẩn bị cho trò chơi này, giáo viên chuẩn bị các bản đồ, tên phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (in giấy), khả năng biểu hiện (in giấy).

Giáo viên yêu cầu thi theo nhóm; nhận biết các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, dán tên phương pháp và khả năng biều hiện các phương pháp lên các bản đồ cho phù hợp trong thời gian 5 - 7 phút. Sau đó, các nhóm trình bày, phân tích.

Với tiết kiểm tra, và củng cố bài, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, tùy theo từng bài học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như:

Nêu các câu hỏi tình huống có vấn đề, sử dụng các dạng bài tập có sẵn trong SGK, sách bà tập, hoặc giáo viên tự nghĩ ra; 

Sử dụng bảng phụ có đề sẵn trò chơi, tận dụng bảng chữ cái tiếng Anh đa dụng, các thanh gắn nam châm hoặc các mảnh xốp mỏng, giấy A4 để tự tạo ra các trò chơi đơn giản nhằm phục vụ cho học tập đạt hiệu quả. Qua đó giúp học sinh tự mình khái quát lại toàn bộ những kiến thức cần nắm vững sau bài học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.