Phát huy nội lực trong nghiên cứu khoa học

GD&TĐ - Ngày 10/4/2024, Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.

Học sinh Trường THPT Chu Văn An (Kiến Xương, Thái Bình) báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ảnh: NTCC
Học sinh Trường THPT Chu Văn An (Kiến Xương, Thái Bình) báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ảnh: NTCC

Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình với những điểm mới và cho rằng triển khai Quy chế mới sẽ góp phần thúc đẩy thực chất công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

Tác động tích cực từ điểm mới

Theo ông Nguyễn Viết Huy - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thái Bình), điểm mới dễ nhận nhất là số dự án tối đa mỗi đơn vị dự thi là 3 so với 2 dự án (trừ các trường hợp đặc biệt). Điều này, phù hợp với nguyện vọng các đơn vị được tăng cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình.

Đặc biệt, theo quy chế mới, người hướng dẫn nghiên cứu phải là giáo viên, nhân viên đang làm việc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học, có chuyên môn phù hợp dự án dự thi; mỗi người chỉ được hướng dẫn 1 dự án/lần tổ chức. Người hướng dẫn chịu trách nhiệm bảo đảm yêu cầu đối với dự án, thay cho việc chịu trách nhiệm về nội dung dự án mình hướng dẫn trong Quy chế trước đây.

Việc này sẽ hạn chế sự tham gia quá mức của người hướng dẫn ở ngoài cơ sở giáo dục, có thể gây quá sức đối với học sinh; khuyến khích dự án vừa sức, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, thực tiễn dạy học, nghiên cứu trong các nhà trường; đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo Chương trình GDPT 2018.

Ngoài ra, Quy chế mới đã cụ thể quy trình lựa chọn dự án dự thi đối với cơ sở giáo dục và đơn vị dự thi với các tiêu chí rõ ràng, có định lượng, tạo điều kiện cho các đơn vị lựa chọn dự án có chất lượng tham gia cuộc thi các cấp.

Tuy nhiên, cần tính đến sự công bằng, hài hòa cho các đơn vị. Bởi đơn vị dự thi là đại học, trường đại học, học viện, viện có trường phổ thông có giảng viên, nhà khoa học tham gia hướng dẫn; điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu tốt hơn so với cơ sở giáo dục phổ thông khác.

Thâm niên 10 năm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, trong đó nhiều dự án đoạt giải cao quốc gia, cô Nguyễn Thị Thúy - nguyên giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (Bà Rịa - Vũng Tàu) quan tâm đến điểm mới về người hướng dẫn nghiên cứu.

Với điểm mới này, Quy chế thể hiện năng lực hướng dẫn, khả năng chuyên môn ở các lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật của giáo viên tại cơ sở giáo dục; không có sự đồng hành và tham gia của chuyên gia, nhà khoa học các cơ sở giáo dục đại học.

Điểm mới này sẽ tác động tích cực vì học sinh được thể hiện, bộc lộ khả năng nghiên cứu, năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đối với giáo viên thì đây là thách thức. Thầy cô cần chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu kiến thức khoa học, các vấn đề liên quan đến dự án để dẫn dắt học sinh.

“Quy chế mới đã ghi cụ thể quy trình và vai trò, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xét duyệt, đánh giá kế hoạch và kết quả nghiên cứu. Việc này sẽ kiểm soát được tính trung thực của dự án từ ý tưởng cho đến kết quả. Đồng thời, người hướng dẫn và học sinh phải có kế hoạch nghiên cứu cụ thể, khoa học hơn để đúng với kế hoạch đã được phê duyệt”, thầy Nguyễn Văn Ngon nhận định.

Nhận định về điểm mới của Quy chế, thầy Nguyễn Văn Ngon - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre cho rằng: Mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 3 dự án sẽ tạo thêm cơ hội cho học sinh có dự án chất lượng tốt tham gia thi cấp quốc gia để trải nghiệm, giao lưu với bạn bè. Người hướng dẫn được quy định cụ thể là người làm việc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học.

Như vậy, việc hướng dẫn dự án có thể sẽ không được sự hỗ trợ chính thức từ “giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học” và cơ sở, thiết bị làm thí nghiệm từ trường đại học, trung tâm nghiên cứu… như trước đây. Cùng đó, số lượng dự án được thực hiện tại cơ sở giáo dục có thể sẽ giảm khi thầy cô chỉ được hướng dẫn 1 dự án trong 1 lần tổ chức cuộc thi. Thực tế, mỗi cơ sở giáo dục chỉ có một số lượng nhỏ giáo viên, nhân viên có khả năng hướng dẫn học sinh thực hiện dự án khoa học. Trước đây, mỗi người có thể hướng dẫn 2 dự án.

Ảnh minh họa ITN.

Ảnh minh họa ITN.

Cần thêm nhiều giải pháp

Những năm qua, triển khai cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong nhà trường còn bất cập. Một số khó khăn chủ yếu, theo thầy Nguyễn Văn Ngon, liên quan đến lựa chọn học sinh có kỹ năng làm nghiên cứu, thuyết trình dự án; tìm, chọn lựa ý tưởng để có được ý tưởng tốt, khả thi; tìm nguồn kinh phí, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.

Sắp xếp thời gian để học sinh vừa học vừa nghiên cứu dự án và việc tính giờ nghiên cứu khoa học, giờ dạy, các quyền lợi khác cho người hướng dẫn chưa đồng bộ ở cơ sở giáo dục cũng là rào cản được chỉ ra.

Để nâng cao chất lượng cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thầy Nguyễn Văn Ngon cho rằng, cơ sở giáo dục cần xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên làm nòng cốt trong dẫn dắt, định hướng phát triển phong trào nghiên cứu khoa học.

Phát huy năng lực của học sinh qua các hoạt động học tập, trải nghiệm để tìm được học sinh có kỹ năng làm nghiên cứu, thuyết trình dự án tốt. Lãnh đạo cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho học sinh, người hướng dẫn; xác định cụ thể chế độ, quyền lợi của người hướng dẫn, học sinh để tạo động lực và thuận lợi cho nghiên cứu dự án.

Cần xây dựng quy chế khen, thưởng kịp thời đối với các thành tích của người hướng dẫn, học sinh, người tài trợ cho phong trào nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục…

Cô Nguyễn Thị Thúy lại nhấn mạnh đến vai trò giáo viên hướng dẫn. Theo đó, thầy cô cần chủ động gắn liền việc phát triển và hình thành ý tưởng nghiên cứu trong chủ đề, lĩnh vực ở các môn học. Giữ mối liên hệ, kết nối giữa các nhóm học sinh đã từng tham gia nghiên cứu, thường xuyên sinh hoạt trao đổi cùng thế hệ sau để tạo động lực và hình thành, phát triển, hoàn thiện dự án cho thế hệ đàn em. Giáo viên đề xuất các chủ đề, nội dung có thể hình thành ý tưởng sáng tạo, triển khai thảo luận các vấn đề có thể hình thành ý tưởng sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn, liên môn.

“Cùng với nỗ lực của giáo viên, cần sự quan tâm xứng đáng của lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo nếu thấu hiểu ảnh hưởng của hoạt động nghiên cứu khoa học đến sự phát triển năng lực sáng tạo, tự học, giải quyết vấn đề của học sinh thì việc nghiêm túc triển khai, quan tâm đúng mức sẽ thúc đẩy giáo viên đầu tư chuyên môn cho hoạt động hướng dẫn học sinh”, cô Nguyễn Thị Thúy chia sẻ.

Theo tìm hiểu, cơ sở giáo dục rất phấn khởi khi số dự án tham gia dự thi ở cấp quốc gia tăng lên, các em thêm cơ hội được giao lưu, học hỏi và đạt giải; tạo động lực cho nhà trường trong thúc đẩy giáo dục STEM; tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Chương trình GDPT 2018.

Quy chế mới tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục, đơn vị dự thi trong định hướng chỉ đạo lựa chọn, phát triển các dự án phù hợp, có chất lượng; hướng đến sự khách quan, phát huy tối đa nội lực và trách nhiệm của các em đối với dự án dự thi. Quy chế mới cũng tạo sân chơi trí tuệ, được sự công nhận, ủng hộ của xã hội; cao hơn nữa là hướng đến việc thực dạy, thực học, trải nghiệm thực trong các cơ sở giáo dục. - Ông Nguyễn Viết Huy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...