Phát hiện nhạc cụ lâu đời nhất từ trước tới nay

Phát hiện nhạc cụ lâu đời nhất từ trước tới nay
Một số cây sáo được làm từ sừng voi  ma mút
Một số cây sáo được làm từ sừng voi ma mút

(GD&TĐ) – Các nhà nghiên cứu vừa xác minh cái mà họ cho rằng là nhạc cụ lâu đời nhất được biết tới trên thế giới.

Những chiếc ống sáo, làm từ xương chim và sừng voi ma mút, được phát hiện trong một hang động phía nam nước Đức, nơi có chứng cớ về sự xuất hiện của người Homo sapien.

Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp carbon để chứng minh rằng những cây sáo này có tuổi từ 42.000 đến 43.000 năm

Nhóm các nhà khoa học do giáo sư Tom Higham tại ĐH Oxford dẫn đầu. Theo các nhà khoa học, kết quả trên đây khớp với giả thuyết mà họ đã đưa ra vài năm trước rằng sông Danube là hành lang quan trọng cho cuộc cách mạng của nhân loại và những phát kiến công nghệ vào châu Âu cách đây khoảng 40.000 đến 45.000 năm.

Các nhạc cụ có thể đã được sử dụng để giải trí hoặc trong nghi lễ tôn giáo – các chuyên gia cho biết. Một số nhà nghiên cứu cho rằng âm nhạc đã có thể đóng vai trò trong việc duy trì những mạng lưới xã hội lớn hơn. 

Ngoài ra, việc xác định thời gian của nhạc cụ từ hang động trên cho thấy con người hiện đại đã tới khu vực thượng nguồn Danube trước giai đoạn khí hậu lạnh khắc nghiệt diễn ra khoảng 39.000 – 40.000 năm trước.

Phương Hà (Theo BBC)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ