Phát hiện khối u ác tính ở hoá thạch rùa 240 triệu năm tuổi

GD&TĐ - Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một khối u ác tính bên trong xương đùi của hoá thạch rùa ở thời kỳ Trias, tức 240 triệu năm về trước.    

Phát hiện khối u ác tính ở hoá thạch rùa 240 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học Đức đã thực hiện nghiên cứu trên hóa thạch của loài rùa không mai cổ đại - tổ tiên loài rùa và phát hiện một khối u ác tính trên xương đùi của chúng, hay còn được biết đến với tên gọi khoa học Pappochelys rosinae.

Phát hiện về khối u này là bằng chứng cho thấy, rất có thể đây là trường hợp mắc ung thư xương đầu tiên trên Trái đất. Đây là thông tin thực sự hiếm hoi, khi có rất ít các trường hợp động vật cổ đại mắc phải ung thư.

Ung thư xương được phát hiện ở hoá thạch rùa cổ đại
Ung thư xương được phát hiện ở hoá thạch rùa cổ đại 

Mặc dù các nhà khoa học đã tìm thấy khối u trước đó, tuy nhiên, thông tin chi tiết về căn bệnh ung thư xương hiếm gặp ở rùa này chỉ mới được các tạp chí khoa học tiết lộ gần đây.

Bác sĩ Patrick Asbach, làm việc tại Đại học Y Berlin và là đồng tác giả của nghiên cứu, chia sẻ với National Geographic rằng, bệnh ung thư xương ở rùa không mai có nhiều sự tương đồng với bệnh xương khớp ở người.

"Thật thú vị khi thấy rằng những căn bệnh mà chúng ta biết khá rõ cũng xuất hiện ở những loài động vật đã tuyệt chủng và chúng ta không phải là những người duy nhất phải chiến đấu với nó", ông nói thêm.

Theo Daily Star

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.