Phát hiện hóa thạch mực ma cà rồng niên đại hơn 30 triệu năm

GD&TĐ - Nghiên cứu một hóa thạch đã bị thất lạc từ lâu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mực ma cà rồng đã ẩn náu trong các góc tối của đại dương trong 30 triệu năm.

Mô phỏng hình hài một con mực ma cà rồng.
Mô phỏng hình hài một con mực ma cà rồng.

Mực ma cà rồng ngày nay (Vampyroteuthiserencenalis) có thể phát triển mạnh dưới biển sâu, nghèo oxy, không như nhiều loài mực khác có môi trường sống nông hơn dọc theo thềm lục địa. Tuy nhiên, có rất ít hóa thạch tổ tiên của mực ma cà rồng hiện đại, vì vậy các nhà khoa học không chắc chúng có khả năng sống trong môi trường ít oxy từ thời điểm nào.

Phân tích hóa thạch mới đem lại thông tin về 120 triệu năm chưa được biết đến trong quá trình tiến hóa của loài mực ma cà rồng. Theo đó, tổ tiên của mực ma cà rồng ngày nay đã sống sâu dưới các đại dương từ kỷ Oligocen, cách đây 23 triệu đến 34 triệu năm.

Đồng tác giả nghiên cứu Martin Košťák, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Charles ở Praha cho biết rằng những con mực này có lẽ đã tiến hóa để thích nghi với môi trường ít oxy trong kỷ Jura.

Košťák và các đồng nghiệp tìm thấy hóa thạch bị thất lạc trong bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary vào năm 2019. Hóa thạch ban đầu được phát hiện vào năm 1942 bởi nhà cổ sinh vật học người Hungary Miklós Kretzoi, người đã xác định nó là một con mực có niên đại khoảng 30 triệu năm về trước và đặt tên là Necroteuthis hungarica.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau đó đã tranh luận rằng đó là tổ tiên của mực nang. Vào năm 1956, trong cuộc cách mạng Hungary, bảo tàng đã bị đốt cháy và người ta cho rằng hóa thạch đã bị phá hủy.

Košťák và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu hóa thạch bằng kính hiển vi điện tử quét và tiến hành phân tích địa hóa. Đầu tiên, họ phát hiện ra rằng nhận dạng ban đầu của Kretzoi là đúng: Hóa thạch là từ một loài mực ống, không phải tổ tiên của mực nang.

Các lớp trầm tích xung quanh hóa thạch không cho thấy dấu vết của vi cá thường được tìm thấy dưới thềm biển, cho thấy loài mực này không sống ở vùng nước nông.

Bằng cách xem xét các lớp đá phía trên nơi hóa thạch được khai quật bên ngoài Budapest ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng có thể chỉ ra rằng loài mực có thể không sống sót nổi ở những vùng biển nông hơn vào thời đó. Các trầm tích ở biển nông cho thấy mức độ tập trung của một sinh vật phù du cụ thể phát triển mạnh trong môi trường ít muối, dinh dưỡng cao - những điều kiện mà mực ma cà rồng ngày nay không thể chịu đựng được.

Nghiên cứu mới được công bố vào trung tuần tháng 2/2021, trên tạp chí Communications Biology, gợi ý về cách tổ tiên loài mực ma cà rồng học cách sống ở những nơi mà các loài mực khác không thể.

Košťák cho biết: “Sự khác biệt chính là những điều kiện thiếu oxy này được thiết lập trong thềm môi trường nước nông. Điều này có nghĩa là tổ tiên của chúng là cư dân của các vùng nước nông, nhưng đã thích nghi sẵn với điều kiện oxy thấp.

Loài mực ma cà rồng có thể đã di chuyển xuống đại dương sâu hơn vào thời điểm này nhờ kinh nghiệm của chúng với điều kiện thiếu khí trong kỷ Jura. Košťák nói thêm rằng việc sống ở vùng nước sâu này có thể giải thích tại sao loài mực sống sót sau cuộc khủng hoảng giết chết loài khủng long bạo chúa vào cuối kỷ Phấn trắng.

Các nhà nghiên cứu cho biết hóa thạch từ 30 triệu năm trước giúp liên kết lịch sử gần đây với quá khứ sâu xa. Košťák và các đồng nghiệp đang cố gắng tạo ra các kết nối tương tự cho mực nang, một nhóm động vật chân đầu có nguồn gốc tương tự.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.