Phát hiện đầu sói còn nguyên bộ não cách đây 4.000 năm

Đầu của một con sói sống ở thời kỷ băng hà cách đây 4.000 năm vẫn còn nguyên bộ não khi được tìm thấy ở Siberia.

Đầu sói 4.000 năm tuổi. Ảnh: The Siberian Times.
Đầu sói 4.000 năm tuổi. Ảnh: The Siberian Times.

Các nhà khoa học mô tả hài cốt là một “phát hiện độc đáo về phần còn lại đầu tiên của một con sói Pleistocene đã trưởng thành hoàn toàn với mô được bảo quản”.

Cái đầu con sói - được cho là chiến lợi phẩm của một thợ săn thời kỳ cổ đại - do Pavel Efimov, một người dân địa phương, tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu bên sông Tykhkhakhakh, Siberia.

Phát hiện đáng kinh ngạc của ông Pavel đã được tiết lộ tại một triển lãm ở Tokyo về hài cốt của những con thú đông lạnh, bao gồm cả voi ma mút rậm lông. Chiếc đầu con sói được trưng bày cùng một con sư tử tên Spartak từng sống trong hang động thời kỷ băng hà.

Con sói, với bộ lông dày giống voi ma mút và những chiếc răng nanh ấn tượng, dường như có kích thước lớn hơn những con sói Siberia ngày nay. Cái đầu của con sói này dài hơn 40 cm, bằng một nửa kích thước của một con sói sống ở Siberia.

Nhà khoa học người Nga, Tiến sĩ Albert Protopopov, cho biết: “Đây là một khám phá độc đáo về phần còn lại của một con sói Pleistocene đã trưởng thành hoàn toàn với mô được bảo quản. Chúng tôi sẽ so sánh nó với những con sói thời hiện đại để hiểu loài này đã phát triển như thế nào và tái tạo lại diện mạo của nó”.

Các chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển cũng sẽ kiểm tra DNA của kẻ săn mồi Pleistocene.

Naoki Suzuki, giáo sư về cổ sinh vật học và y học tại Đại học Y Jikei ở Tokyo, cho biết: “Cơ bắp, các cơ quan và bộ não của chúng đang trong tình trạng tốt. Chúng tôi muốn đánh giá khả năng vật lý và hệ sinh thái của chúng bằng cách so sánh chúng với những con sư tử và sói ngày nay”.

Theo saostar.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.