Phát hiện dấu hiệu của nước trên Mặt trăng

GD&TĐ - Tàu đổ bộ Mặt trăng Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã gửi về Trái đất bằng chứng tại chỗ đầu tiên cho thấy sự tồn tại của nước trên bề mặt Mặt trăng.

Tàu Hằng Nga 5 đã sử dụng quang phổ kế để phân tích thành phần hóa học của đá và đất tại bãi đổ bộ.
Tàu Hằng Nga 5 đã sử dụng quang phổ kế để phân tích thành phần hóa học của đá và đất tại bãi đổ bộ.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học Không gian quốc gia CAS, Đại học Hawaii tại Manoa, Viện Vật lý Kỹ thuật CAS Thượng Hải và Đại học Nam Kinh đã tìm thấy sự hiện diện của nước ở dạng phân tử hydroxyl H2O hoặc OH trong lưu vực Bắc Oceanus Procellarum gần xích đạo Mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, đất Mặt trăng tại bãi đáp của tàu đổ bộ này chứa ít hơn 120 ppm (phần triệu) nước hoặc tương đương 120g nước mỗi tấn và một loại đá nhẹ chứa 180 ppm, khô hơn nhiều so với trên Trái đất.

Tàu Hằng Nga 5 đã sử dụng quang phổ kế để phân tích thành phần hóa học của đá và đất tại bãi đổ bộ. Từ đó, phát hiện nồng độ nước tại Mặt trăng. Đây là lần đầu tiên tàu đổ bộ Mặt trăng này phát hiện nước tại chỗ. Theo nhóm nghiên cứu, sức nóng tỏa ra từ bề mặt Mặt trăng vào ban ngày sẽ lấn át quang phổ.

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình hiệu chỉnh nhiệt để hiệu chỉnh quang phổ LMS cho phép các nhà khoa học nhìn thấy dấu hiệu quang phổ của nước. Lượng nước ít ỏi được phát hiện ở Mặt trăng có lẽ là kết quả của phân tử do gió Mặt trời mang đến Mặt trăng.

Song, khi kiểm tra một tảng đá nhẹ và có lỗ nước, thiết bị cho thấy nó chứa khoảng 180 ppm nước. Tảng đá có thể đến từ một lớp bazan cũ hơn bên dưới bề mặt Mặt trăng bị văng ra ngoài do va chạm thiên thạch.

Do đó, rất có thể, một lượng nước chảy ra từ bên trong Mặt trăng trong quá khứ đã bị mắc kẹt trong bazan. Điều này có nghĩa là có thể có những nguồn nước cách xa các cực, bị nhốt trong những tảng đá mà một ngày nào đó có thể khai thác được.

Lin Honglei - tác giả chính của nghiên cứu từ Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc - chia sẻ: “Nó giống như một chuyến đi thực địa trên Mặt trăng, cơ hội đầu tiên để phát hiện các dấu hiệu của nước ở cự ly gần và độ phân giải cao trên bề mặt Mặt trăng”.

Ngược lại, nồng độ nước trong đá là khoảng 180 ppm, một sự khác biệt mà các nhà nghiên cứu cho biết có thể là do đá có nguồn gốc từ bên dưới bề mặt, nơi có thể có thêm nguồn nước.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.