Phát hiện hơi nước trên Mặt trăng của sao Mộc

GD&TĐ - Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã phát hiện hơi nước trên Mặt trăng Europa của sao Mộc.

Hơi nước tồn tại khi Europa ở các vị trí quỹ đạo khác nhau.
Hơi nước tồn tại khi Europa ở các vị trí quỹ đạo khác nhau.

Phát hiện này có khả năng tiết lộ manh mối mới về các vệ tinh băng giá trong Hệ Mặt trời của chúng ta cũng như nhiều manh mối hơn nữa.

Kính viễn vọng Không gian Hubble từng phát hiện hơi nước tạm thời, thông qua các luồng tia phun lên từ đại dương ngầm bên dưới bề mặt đa phần là băng giá của Europa. Những luồng tia này kéo dài khoảng 120 dặm (200 km) vào không gian từ lớp vỏ băng giá của Mặt trăng Europa, bao phủ một đại dương nước khổng lồ bị chôn vùi. Tuy nhiên, phát hiện mới này được coi là có sự khác biệt.

Lorenz Roth - nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm (Thụy Điển) đã phân tích các quan sát về Europa mà Kính viễn vọng Không gian Hubble thực hiện bằng thiết bị quang phổ hình vào năm 1999, 2012, 2014 và 2015.

Phân tích này cho thấy sự tồn tại của một lượng đáng kể hơi nước khi Mặt trăng ở các vị trí quỹ đạo khác nhau. Điều đó đã giúp các nhà khoa học nhận thấy dấu hiệu hơi nước lan rộng ở nhiều khu vực của Europa. Theo nhà nghiên cứu Roth, hơi nước này tồn tại thường xuyên trong khí quyển.

Mới đây, Roth và các đồng nghiệp đã sử dụng một kỹ thuật tương tự để phát hiện hơi nước trên vệ tinh Ganymede của sao Mộc - Mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt trời.

“Việc quan sát hơi nước trên Ganymede và Europa nâng cao hiểu biết của chúng tôi về bầu khí quyển trên các mặt trăng băng giá. Tuy nhiên, việc phát hiện ra lượng nước dồi dào ổn định trên Europa gây ngạc nhiên hơn so với trên Ganymede. Bởi, nhiệt độ bề mặt của Europa thấp hơn so với Ganymede”, nhà nghiên cứu Lorenz Roth cho biết.

Europa phản chiếu ánh sáng Mặt trời hiệu quả hơn so với Ganymede. Do đó, theo NASA, nhiệt độ của Europa thấp hơn khoảng 60 độ F (33 độ C) so với Ganymede. Nhiệt độ cao trên Europa là khoảng âm 260 F (âm 160 C). Tuy nhiên, một lượng băng được cho là bốc hơi vào không gian.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hơi nước chỉ xuất hiện trong một phần bán cầu của Europa. Các nhà nghiên cứu tại NASA cho biết, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

NASA hiện có kế hoạch phóng một tàu thăm dò mang tên Europa Clipper vào tháng 10/2024. Tàu thăm dò dự kiến đến sao Mộc vào tháng 4/2030 và thực hiện hàng chục lần bay gần Europa.

Nhờ đó, giúp nghiên cứu đại dương và vỏ băng của Mặt trăng này. Từ lâu, NASA đã cho rằng, Mặt trăng này giống một Trái đất thứ 2 và có khả năng cho sự sống ngoài hành tinh.

Dù lạnh giá ở bề mặt, nhưng Europa có thể có những đại dương ngầm ấm áp nhờ tương tác thủy triều mạnh mẽ với sao Mộc và giữa 4 mặt trăng khổng lồ với nhau: Europa, Ganymede, Io và Calisto.

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.