Phát hiện chấn động hé lộ nghi thức rùng rợn ở Ai Cập cổ đại

GD&TĐ - Các nhà khảo cổ vừa phát hiện những nghi thức mai táng đáng sợ, hé lộ đời sống tâm linh của cư dân hơn 5.000 năm trước ở Ai Cập.

Các nhà khảo cổ học tìm thấy hài cốt của một cô gái tuổi teen được chôn cất cách đây hơn 5.000 năm. Những người chôn cất cô đầu tiên đã cắt đứt cánh tay của cô và đặt lên ngực cô.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy hài cốt của một cô gái tuổi teen được chôn cất cách đây hơn 5.000 năm. Những người chôn cất cô đầu tiên đã cắt đứt cánh tay của cô và đặt lên ngực cô.

Thi thể thiếu nữ bị chặt tay, chôn theo hướng sao Sirius

Một phát hiện nổi bật là thi thể một thiếu nữ được chôn tại nghĩa địa Adaiima gần sông Nile, có niên đại từ năm 3300 đến 2700 trước Công nguyên.

Cánh tay của cô bị cố ý chặt sau khi chết, tại vị trí gần phần dưới của cánh tay trên và cẳng tay, có thể bằng rìu, còn các bó cơ có thể bị cắt bằng lưỡi dao đá lửa.

Thi thể được sắp xếp khéo léo các phần bị lìa để trông gần như nguyên vẹn, đặt bàn tay cạnh cẳng tay. Các nhà khảo cổ cho biết có vẻ như mục đích là làm cho cánh tay phải bị chặt khớp với tư thế kỳ lạ của cánh tay trái, vốn bị bẻ gập hơn một góc vuông và ghì rất sát người.

Thi thể thiếu nữ cũng được đặt theo hướng thẳng hàng với mặt trời lặn trong ngày đông chí, và quan tài hướng về phía sao Sirius mọc – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

Các chuyên gia cho rằng việc chôn cất này có thể là dấu hiệu sớm nhất của thần thoại Osiris và Isis, trong đó nữ thần Isis ráp lại các phần cơ thể bị chặt của Osiris dưới ánh sao Sirius, tượng trưng cho cái chết, sự tái sinh và trật tự vũ trụ.

phat-hien-chan-dong-he-lo-nghi-thuc-rung-ron-o-ai-cap-co-dai-2.jpg
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những ngôi mộ khác trên khắp nghĩa trang cổ đại, với hài cốt được đặt theo những vị trí nhất định của các ngôi sao.

Giải mã tín ngưỡng sơ khai qua hơn 900 ngôi mộ

Theo nghiên cứu, những sự liên kết theo sao sớm này và các cử chỉ biểu tượng nhiều khả năng đã ảnh hưởng đến truyền thống tôn giáo sau này của các pharaon đầu tiên của Ai Cập, xuất hiện khoảng 100 đến 400 năm sau.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng AI và máy học để phân tích các mô hình trong hơn 900 ngôi mộ tại khu vực rộng 30 hecta ở Adaïma, một trong những nghĩa địa cổ nhất và được nghiên cứu kỹ nhất của Ai Cập.

Phát hiện của họ cho thấy sự chuyển biến lâu dài trong phong tục tang lễ, gồm sự xuất hiện dần dần của hệ thống thứ bậc xã hội và biểu tượng tâm linh.

Một người phụ nữ khác được tìm thấy chôn gần đó với trang sức tinh xảo và đồ gốm, quan tài đặt theo hướng đón mặt trời mùa đông. Một ngôi mộ thứ 3 chứa thi thể một phụ nữ với cây gậy nghi lễ và bộ tóc giả bằng sợi thực vật, mặt quay về hướng mặt trời lặn mùa hạ.

Những sự liên kết theo sao và nghi thức sớm này dường như đã định hình thần thoại được tầng lớp cai trị Ai Cập kế thừa, theo nghiên cứu.

Các ngôi mộ sau đó thường được tập trung quanh những mộ xưa được định hướng theo thiên văn, cho thấy những nơi chôn cất này mang ý nghĩa tôn giáo hoặc tổ tiên lâu dài.

Một số ngôi mộ có mô hình thuyền bằng ngà và quan tài tinh xảo, nhiều khả năng dành cho người có địa vị hoặc tầm quan trọng tâm linh cao.

Xương của một đứa trẻ được tìm thấy đặt trên ngực một người lớn, trong khi một người phụ nữ được chôn cùng mảnh vòng đeo tay trong tay, những hành động được diễn giải là biểu hiện có chủ ý về niềm tin tâm linh và mối liên hệ với thế giới bên kia.

phat-hien-chan-dong-he-lo-nghi-thuc-rung-ron-o-ai-cap-co-dai-3.jpg
Các chuyên gia cho rằng việc chôn cất cô gái trẻ có thể là manh mối sớm nhất về huyền thoại Osiris và Isis.

Trong thần thoại Osiris, nữ thần Isis thu thập các phần cơ thể bị chặt của người chồng bị sát hại bởi người em trai ghen tuông Set.

Bà dùng phép thuật để hồi sinh ông tạm thời nhằm thụ thai ra con trai họ, Horus. Câu chuyện này, biểu tượng cho sự tái sinh, gắn liền với lũ lụt hằng năm của sông Nile và chu kỳ tái tạo.

Theo một nghiên cứu khác về thiên văn Ai Cập cổ đại, “Lũ lụt sông Nile được cho là do những giọt nước mắt mà nữ thần Isis rơi xuống sau khi em trai Seth sát hại chồng bà, Osiris.”

“Ngoài ra, Sepdet, mà chúng ta biết là sao Sirius, được tin là sự xuất hiện của Isis trên bầu trời,” nghiên cứu nêu rõ.

Những nghi thức chôn cất sớm ở nông thôn này, gồm việc cắt cơ thể và định hướng theo thiên văn, dường như đã đặt nền tảng cho các truyền thống tôn giáo và thần thoại của Ai Cập sau này.

“Khi nhà nước hình thành, họ không tạo ra tôn giáo từ con số không” các nhà nghiên cứu viết - “Họ tiếp nhận những thực hành lâu đời và tái cấu trúc chúng thành các câu chuyện hoàng gia.”

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...