Phát ấn đền Trần Nam Định từ sáng 15 tháng Giêng

Phát ấn đền Trần Nam Định từ sáng 15 tháng Giêng

(GD&TD)-Việc phát ấn tại đền Trần Nam Định - một trong những điểm nóng của nhiều mùa lễ hội gần đây - đã chính thức được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt phương án tổ chức. Theo đó, lễ hội Đền Trần sẽ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng theo truyền thống địa phương, bắt đầu phát ấn từ sáng 15 tháng Giêng và thời gian phát ấn bao lâu do tỉnh Nam Định quyết định.

Năm 2012,
Năm 2012, lãnh đạo Sở VH-TT&DL Nam Định cho biết sẽ khôi phục lại những nghi lễ dân gian trong Lễ hội Đền Trần (ảnh MH)

Phương án này đã được lấy ý kiến và nhận được sự nhất trí của người dân địa phương và chính quyền sở tại Nam Định. Lễ hội sẽ được trả về cho dân, do đó lễ khai mạc Lễ hội Đền Trần sẽ không được tổ chức vào đêm phát ấn như mọi năm. Thay vào đó, tỉnh sẽ tổ chức lễ dâng hương từ sáng ngày 14 tháng Giêng. Ấn bắt đầu được phát từ sáng ngày 15 tháng Giêng và Viện đang đưa các phương án để tỉnh lựa chọn là “Phát trong vòng tháng Giêng, trong một tháng hay phát cả năm, thời gian bao lâu do tỉnh quyết định”.

b
Bà Cao Thị Tính - Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định - cho biết năm nay lễ phát ấn sẽ được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng xô đẩy và buôn bán ấn.

Ưu điểm của mô hình lễ hội do Viện đề xuất là khắc phục được tình trạng “bán ấn” khi tách việc công đức cùng thời điểm với lúc phát, nhận ấn… Thời gian phát ấn, việc phân luồng địa điểm phát ấn… sẽ do tỉnh Nam Định quyết định để đảm bảo công tác tổ chức lễ hội phù hợp với địa phương.

Viện VHNT cho rằng lúc này, cần tổ chức một chiến dịch truyền thông để người dân địa phương và du khách hành hương nhận thức được giá trị thực của lá ấn.

Trong tháng 1/2012, Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch) sẽ tổ chức họp báo thông báo cụ thể về Lễ hội này, đồng thời biên soạn sách hướng dẫn kèm theo.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định cho biết, về Lễ khai ấn, cũng như mọi năm, Ban tổ chức vẫn tiếp tục cấp phát 2 loại phù hiệu đỏ và phù hiệu xanh cho các đại biểu. Vào đêm 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, từ 20h30, Ban tổ chức mời người dân và khách thập phương ra bên ngoài khuôn viên đền để làm công tác chuẩn bị lễ.

Từ 21h đến 22h, Ban tổ chức sẽ đón đại biểu có phù hiệu xanh vào sân đền Trùng Hoa; đón đại biểu có phù hiệu đỏ vào khu vực hành lễ sân đền Thiên Trường. Đúng 22h00 ngày 14 tháng Giêng sẽ tiến hành nghi lễ rước ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường và làm lễ khai ấn theo nghi thức cổ truyền, đồng thời đóng 11 lá ấn dâng tại đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường (phường Lộc Vượng) và lưu tại hòm ấn nhà đền.
Kiên quyết truy quét, xử lý đối với những trường hợp làm giả và buôn bán ấn đền Trần.

Từ 23h30 trở đi, khách thập phương có thể vào lễ đầu năm tại đền Thiên Trường, Cố Trạch và Trùng Hoa. Trong các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, hát chèo, chầu văn, thi kéo cờ, đấu võ, đấu vật bên ngoài cổng Ngũ Môn đền Trần.

Sở VHTT Nam Định đã tham mưu cho UBND tỉnh có những biện pháp tăng cường công tác quản lý mùa lễ hội tới. Lễ hội khai ấn năm 2012, Sở đã bố trí 3 đoàn nghệ thuật của tỉnh công diễn nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc ở tụ điểm tập trung đông du khách, nhằm kéo dãn lượng du khách tới khu vực phát ấn đền Trần… Bên cạnh đó, đại diện Sở Nam Định cho rằng, cần khôi phục lại những nghi lễ dân gian trong Lễ hội Đền Trần như lễ tế cá, múa bài bông…

Xuân Hương
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.