Pháp thông qua bộ luật cấm sử dụng đồ nhựa một lần vì sức khỏe. Ảnh minh họa
Tuổi Trẻ cho biết, mỗi năm, ở Pháp có tới 4.73 tỷ cốc nhựa bị vứt bỏ. Trong đó chỉ 1% ít ỏi quay lại nhà máy để tái chế. Các cốc nhựa phục vụ đồ uống nóng từ lâu cũng bị nghi ngờ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nhiệt có thể giải phóng độc tố trong đồ nhựa gây rối loạn nội tiết.
Để giảm chất thải ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe người dân, Pháp đã thông qua luật cấm tất cả ly, chén, dao, muỗng... sử dụng một lần làm bằng nhựa. Theo đó, luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020. Và theo luật, tất cả những sản phẩm trên đều phải phân hủy được và làm từ vật liệu sinh học.
Sau khi bộ luật này đưa ra rất nhiều người và các tổ chức môi trường hân hoan. Tuy nhiên, nhiều người dân cảm thấy bất tiện và doanh nghiệp lại cho rằng, luật vi phạm luật tự do thương mại trong khối EU.
Trước thông tin Pháp đưa ra bộ luật trên, một tờ báo của Anh dẫn lời nhà sản xuất đồ đóng gói đặt tại Brussels, Bỉ khẳng định, sẽ chống lại luật này tới cùng và hi vọng nó không lan ra khắp EU.
Nhà sản xuất trên cũng cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy vật liệu có nguồn gốc sinh học lại thân thiện môi trường hơn và luật cấm sẽ khiến người dân lầm tưởng về khả năng phân hủy của loại vật liệu này.
Ông nói: "Luật này khiến người ta lầm tưởng và sẽ quăng bừa bãi đồ dùng vì nghĩ rằng vật liệu nguồn gốc sinh học sẽ tự phân hủy trong tự nhiên. Điều này càng khiến vấn đề rác thải trở nên nan giải hơn".
Liên quan tới các lệnh cấm cảu Pháp, Genk dẫn nguồn từ Trí Thức Trẻ, thời gian gần đây nước Pháp liên tục được nhắc đến với những lệnh cấm.
Điển hình, trong tháng 7 Pháp cũng đã cấm túi nilon trong các cửa hàng và siêu thị khiến cuộc sống của nhiều người trở nên bất tiện.
Trong tháng 8 là lệnh cấm gây tranh cãi với Burkini, trang phục tắm dành cho phụ nữ Hồi giáo và đến giữa tháng 9, họ tiếp tục cấm vật liệu nhựa nhựa dùng một lần.
Trước nhiều tranh cãi khi đưa ra bộ luật trên, Bộ Môi trường Pháp chưa có trả lời với tuyên bố của Pack2Go nhưng khả năng cao lệnh cấm sẽ vẫn có hiệu lực vào đúng thời điểm. Họ đang nỗ lực để cắt giảm 50% rác thải vào năm 2025.