Vụ doanh nghiệp ở Đại Từ - Thái Nguyên tố bị chính quyền “o ép”: Điều bí thư sang làm phó ban dân vận tỉnh ủy

GD&TĐ - Ngày 18/8, ông Lê Kim Phúc, Bí thư huyện Đại Từ (Thái Nguyên) được điều động về giữ chức Phó ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy. Trước đó, Báo Giáo dục và Thời đại đã có tuyến bài về việc ông Lê Kim Phúc bị tố cáo là “o ép” doanh nghiệp.

Ông Lê Kim Phúc (thứ 2 từ trái sang) - Bí thư huyện Đại Từ được điều động làm Phó ban Dân vận Tỉnh ủy. Ảnh: Báo Thanh tra
Ông Lê Kim Phúc (thứ 2 từ trái sang) - Bí thư huyện Đại Từ được điều động làm Phó ban Dân vận Tỉnh ủy. Ảnh: Báo Thanh tra

Cụ thể, tại Hội nghị Công bố quyết định của Tỉnh ủy Thái Nguyên về công tác cán bộ ngày 20/8, Ban Tổ chức đã công bố Quyết định số 3498-QĐ/TU ngày 18/8 về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Kim Phúc, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đại Từ, giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Ông Bí thư huyện Đại Từ bị điều động trong bối cảnh thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Yên Phước, đóng trên địa bàn huyện Đại Từ tố cáo ông Phúc về việc “o ép” doanh nghiệp.
Nội dung tố cáo phản ánh, ông Lê Kim Phúc giới thiệu bà Đàm Hương Huệ đứng ra khai thác, vận chuyển than và xít thải cho Công ty Yên Phước với giá 100.000 – 130.000 đồng/tấn, bất chấp việc Công ty Yên Phước đã có đối tác khai thác, vận chuyển với giá chỉ 55.000 đồng/tấn.

Một số người đe dọa, nếu Công ty Yên Phước không chấp nhận tăng giá vận chuyển và giảm giá bán sản phẩm than xuống 70.000 đồng thì sẽ gặp phải sự thanh, kiểm tra từ phía UBND huyện Đại Từ, khiến doanh nghiệp không thể làm ăn.

Do giá vận chuyển mà bà Đàm Hương Huệ đưa ra quá cao, Công ty Yên Phước đã từ chối. Sau đó, hàng loạt cuộc thanh, kiểm tra từ phía UBND huyện Đại Từ đúng như lời đe dọa trước đó khiến việc sản xuất, kinh doanh của Công ty Yên Phước bị xáo trộn và dẫn đến nguy cơ phá sản..

Trước tình hình đó, bà Châu Thị Mỹ Linh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Phước đã làm đơn tố cáo (kèm băng ghi âm) đích danh ông Lê Kim Phúc đến cơ quan chức năng. Bà Linh cũng yêu cầu UBND huyện Đại Từ phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.

Trước khi các nội dung tố cáo của bà Châu Thị Mỹ Linh được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, ngày 6/8 UBND huyện Đại Từ tiếp tục có cuộc kiểm tra tình hình sạt lở khu vực mỏ than Minh Tiến và báo cáo UBND tỉnh. Đến ngày 11/8, UBND tỉnh Thái Nguyên ra văn bản hỏa tốc yêu cầu Công ty Yên Phước dừng hoạt động đổ thải tại khu vực bãi Nam.

Có ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần sớm công bố kết luận điều tra vụ việc để rộng đường dư luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.