Thận trọng với yêu cầu đóng học phí từ người lạ

GD&TĐ - Thời gian qua khá nhiều sinh viên nhận được thông báo đóng học phí qua Facebook, số điện thoại. Mới đây, Trường ĐH Sài Gòn phát thông báo lưu ý sinh viên về tình trạng có người mạo danh nhà trường nhắn tin yêu

Thông báo nêu: “Hiện nay xuất hiện đối tượng tham gia vào nhóm chat trên Facebook và Zalo của một khoa và sau đó nhắn tin cho các tân sinh viên khóa 21 về việc phải đóng học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022 vào một số tài khoản cá nhân tên: Quách Cẩm Tú. Nhà trường thông báo đây là thông tin lừa đảo”.

Nhà trường đề nghị sinh viên nào lỡ chuyển tiền cho số tài khoản lừa đảo tên Quách Cẩm Tú vui lòng báo cho trường biết. Trường ĐH Sài Gòn cũng lưu ý sinh viên, khi thu học phí hoặc bất kỳ khoản thu nào, nhà trường đều ban hành văn bản kèm theo thông tin cụ thể số tài khoản của nhà trường và đăng trên các kênh thông tin chính thống của trường.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cách đây không lâu cũng phát cảnh báo tình trạng một số cá nhân mạo danh nhân viên ngân hàng liên kết với trường gửi email mời tân sinh viên mở thẻ. TS Trần Thanh Thưởng - Trưởng phòng Tuyển sinh & Công tác sinh viên cho biết: Sau khi xác định, nhà trường khẳng định thông tin trên là giả mạo. Nhà trường chỉ có một đối tác ngân hàng và đã gửi toàn bộ thông tin của tân sinh viên để ngân hàng làm thẻ, đồng bộ mã số sinh viên và mã thẻ. Vì vậy, mọi yêu cầu làm thẻ ngân hàng khác chi nhánh này đều là giả, sinh viên không nên trả lời xác nhận làm thẻ qua email.

Thông tin cảnh báo về lừa đảo được Trường ĐH Sài Gòn thông tin, đến sinh viên.
Thông tin cảnh báo về lừa đảo được Trường ĐH Sài Gòn thông tin, đến sinh viên.

Theo ThS Đặng Văn Ơn - Trưởng phòng Công tác chính trị sinh viên, Trường ĐH Giao thông Vận tải- cơ sở TPHCM, hiện tượng thông báo mạo danh nhà trường yêu cầu sinh viên đóng tiền cứ sau mỗi học kỳ đều nảy sinh.

“Ngoài việc công bố công khai thông tin tài khoản của nhà trường trên website để sinh viên thuận tiện khi đóng học phí, nhà trường cũng thường xuyên lồng ghép thông tin về các hành vi lừa đảo mà sinh viên có thể đối mặt để tránh tiền mất tật mang. Thực tế, các trường đều có cổng thông tin chính thống về thực hiện nghĩa vụ tài chính học tập của sinh viên đến các khoa. Sinh viên chịu khó để ý thì các đối tượng rất khó để thực hiện hành vi lừa đảo”, ThS Ơn cho biết.

Tuy chưa phải đối mặt với thông tin mạo danh và lừa đảo yêu cầu đóng tiền học, nhưng để phòng ngừa, Trường ĐH Luật TPHCM đều thông tin rõ ràng, rạch mạch đến sinh viên các cổng thông tin dịch vụ thu tài chính của trường. Theo ông Nguyễn Thành An - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Luật TPHCM, khi sinh viên thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà trường, nếu đóng tiền qua bất cứ một kênh trung gian, gián tiếp nào ngoài kênh nhà trường thông tin, in phiếu gửi đến tận tay từng thí sinh đều không có giá trị.

“Vì vậy, trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, nhà trường đều thông báo  rõ ràng mọi thủ tục cũng như cảnh báo đến tân sinh viên các chiêu thức, hình thức lừa đảo tinh vi từ đối tượng trên không gian mạng. Do đó, nhà trường khuyến khích sinh viên đóng tiền trực tiếp, còn nếu đóng tiền qua Internet banking chỉ đóng qua duy nhất tài khoản mà trường thông báo cho sinh viên khi nhập học. Nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, sinh viên cần gọi điện thoại xác tín thông tin để tránh rơi vào tình trạng bị lừa từ trang web mạo danh”, ông An chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...