Làm việc với công an, thầy dạy lái xe bị tố sờ đùi nữ học viên khai gì?

Làm việc với công an, anh P.T.A cho hay, việc kéo chân nữ học viên khỏi bàn đạp chân ga là đúng quy định, theo giáo trình tập huấn giáo viên dạy lái xe.

Làm việc với công an, thầy dạy lái xe bị tố sờ đùi nữ học viên khai gì?

Tối 13/5, trả lời VTC News, anh P.T.A (thầy giáo dạy lái xe bị đánh rồi quay clip tung lên mạng vì sờ đũi nữ học viên) cho biết, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã mời anh lên trụ sở lấy lời khai, xác định lại hành vi đụng chạm xảy trong trong quá trình bổ túc cho nữ học viên N.L. (29 tuổi).

Anhh T.A cho hay, khi công an hỏi tại sao anh dùng tay thì anh trả lời đó là biện pháp nghiệp vụ để bảo trợ tay lái khi xảy ra tình huống đặc biệt "phải can thiệp nhanh bằng tay kéo chân ga của học viên bật ra khỏi bàn đạp ga".

"Điều này là trích tài liệu Tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô do trường Trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội trực thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội ban hành vào năm 2018", thầy T.A cho hay.

Lam viec voi cong an, thay day lai xe bi to so dui nu hoc vien khai gi? hinh anh 1

 Anh T.A bị đánh phải nhập viện để khám sức khỏe.

Cụ thể, khi học viên đi ga quá lớn và nhả ly hợp đột ngột, giáo viên phải có biện pháp bảo hiểm nhanh, đề phòng.

Phanh kém hiệu lực do lực kéo của xe rất lớn thì ngay lập tức nhắc học viên nhả bớt chân ga. Trường hợp đặc biệt, phải can thiệp nhanh bằng cách đẩy chân ga của học viên bật ra khỏi bàn đạp ga.

"Khi thực nghiệm hiện trường, có một người lái đạp nhầm chân ga và tôi dùng tay kéo đầu gối của người lái về phía tôi", anh T.A cho biết.

Cũng theo anh T.A, trường hợp học viên hoảng hốt thì lực kéo của chân ga rất lớn, khi đó yêu cầu giáo viên phải xử lý, tác động đến học viên như kéo ra bàn đạp chân ga cũng như bàn đạp chân phanh.

Trước đó như VTC News đưa tin, ngày 4/5, anh P.T.A (33 tuổi, trú tại Hà Nội) dạy lái xe cho chị N.L. (SN 1990, trú tại phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội). Chị L. có bằng lái xe được 2 năm nhưng chưa lái thuần thục trên đường phố.

Trong buổi học lái xe đầu tiên (4/5), anh T.A cho chị L. lên phố cổ. Trong lúc học lái, chị L. nhấn nhầm chân ga. Thấy vậy, anh T.A nói "xin lỗi em, như này là nguy hiểm" và đưa tay kéo đùi nữ học viên ra. 

Lúc này, chị L. cười và không có phản ứng gì. Quá trình dạy lái sau đó, anh T.A cho cô gái này tự lái và không đụng chạm gì nữa.

Sau đó đến ngày 5/5, khi anh đến đón nữ học viên theo yêu cầu thì xảy ra sự việc anh bị đánh đập, chửi bới và quay clip.

Theo lời kể của anh T.A, khi đó, có 7 nam thanh niên xăm trổ tiến lại gần, mở cửa rồi túm cổ áo kéo anh T.A ra phía sau xe rồi đánh đập, chửi bới, ghi hình.

Trong clip đăng tải trên mạng, một người đàn ông lớn tiếng nói: "Mày là dạy lái xe mà mày thích sờ đùi à, bây giờ tao cho mày lên phường".

Không dừng lại, những người này kéo anh T.A ra phía sau xe, nữ học viên N.L liên tiếp tát lên mặt người thầy dạy lái xe.

Bị hành hung bất ngờ, nam giáo viên nói: "Anh xin lỗi em được chưa". Đáp lại, cô gái này càng lớn tiếng chửi bới, thậm chí đạp, cầm guốc đánh anh T.A

"Được rồi, em làm nhục anh như thế là đủ rồi", anh T.A đáp lại sau những lời to tiếng của nữ học viên.

Khi chứng kiến sự việc, người dân đã gọi lực lượng công an, sau đó cơ quan chức năng đến yêu cầu tất cả mọi người lên phường làm việc. Sau đó, có hai người nam nữ tự xưng là vợ chồng, nói là người nhà học viên N.L, xin hòa giải. Vì không muốn làm to chuyện và lo lắng bị đánh đập trả thù nên anh T.A đồng ý.

Tuy nhiên, sau khi clip anh bị đánh đập, chửi bới được tung lên mạng xã hội, anh đã thay đổi suy nghĩ và quyết định làm đơn tố cáo để lấy lại công bằng và danh dự.

Bình luận về góc độ pháp lý, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để làm rõ hành vi của các đối tượng, đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đồng thời, cộng đồng mạng cũng cần có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn trước những sự việc như trên, tránh lăng mạ, sỉ nhục, đưa tin sai sự thật làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự nhân phẩm của anh T.A khi chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền.

Theo luật sư, trong trường hợp nhóm người có hành vi chửi bới, quay clip, tung lên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của anh T.A thì nhóm người này có dấu hiệu phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 – Bộ Luật Hình sự 2015.

"Như vậy nhóm người trên có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm", luật sư Tiền nói.

Ngoài xem xét về trách nhiệm hình sự, những người hành hung anh T.A còn phải chịu trách về dân sự. Bên cạnh đó, họ phải bồi thường thiệt hại như: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chi phí khác… theo quy định tại Điều 590 – Bộ Luật Dân sự 2015.

Nếu nhóm người đã quay clip và tung lên mạng gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của anh T.A thì còn vi phạm quyền với hình ảnh của cá nhân được bảo vệ theo quy định của pháp luật tại Điều 32 – Bộ Luật Dân sự 2015.

"Khi đó, anh T.A có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc nhóm người đã quay clip, đăng lên mạng phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng các hình ảnh, clip đã chụp, quay, đăng lên mạng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật", luật sư Tiền chia sẻ.

Theo VTC.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quyền và trách nhiệm công vụ

GD&TĐ - Có thể thấy, để có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, ngoài các quy định pháp luật, yếu tố quan trọng là tinh thần trách nhiệm.