Hà Nội: Hàng loạt vụ giả danh cơ quan tư pháp lừa đảo chiếm đoạt hơn 67 tỷ đồng

GD&TĐ - Chỉ tính từ 17/6/2020 đến nay, TP. Hà Nội đã xảy ra 88 vụ việc với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 67 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị Công an TP Hà Nội đã kịp thời ngăn chặn 41 vụ, thu hồi 17,8 tỷ đồng...

Ảnh minh họa, nguồn IT.
Ảnh minh họa, nguồn IT.

Ngày 21/11, Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua lực lượng chức năng đã kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc mạo danh cơ quan tư pháp để lừa đảo, thu hồi nhiều tỷ đồng cho người dân. 

Theo tài liệu cơ quan công an, thời gian qua tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có diễn biến phức tạp mặc dù đã được cơ quan công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đáng chú ý là các đối tượng gọi điện giả danh các cơ quan tư pháp như công an, toà án, viện kiểm sát hoặc là nhân viên bưu điện, hải quan…, yêu cầu người dân chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng chỉ định rồi rút tiền.

Theo thống kê, chỉ tính từ 17/6/2020 đến nay toàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 88 vụ việc với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 67 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị Công an TP Hà Nội đã kịp thời ngăn chặn 41 vụ, thu hồi 17,8 tỷ đồng.

Qua điều tra, cơ quan Công an xác định thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện tự xưng là nhân viên bưu điện, thông báo bị hại đang nợ tiền cước điện thoại. Hay có bưu phẩm gửi ở bưu điện lâu ngày không đến nhận; thiếu nợ tiền ngân hàng do người khác lấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân đăng ký mở tài khoản ngân hàng.

Hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia…  

Các đối tượng này còn thông báo bị hại đã có lệnh bắt của cơ quan công an, toà án, viện kiểm sát và yêu cầu kê khai tài sản, số tiền hiện có trong các tài khoản ngân hàng. 

Tiếp đó, đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân phải nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là cán bộ công an, kiệm kiểm sát, toà án và không được kể cho người khac việc đang làm với cơ quan pháp luật.

Thậm chí, để tạo sự tin tưởng cho bị hại, các đối tượng sử dụng phần mềm để giả mạo số gọi đến là số điện thoại của cơ quan nhà nước. Sau đó, đối tượng dùng lời lẽ đe dọa rồi yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng chỉ định với lý do xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra và chiếm đoạt.

Công an thành phố khuyến cáo đây là phương thức lừa đảo công nghệ cao, người dân cần phải nâng cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. 

Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ gửi trực tiếp giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.  Khi phát hiện các trường hợp có đấu hiệu lừa đảo trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...