Pháp kêu gọi Ấn Độ không giúp xuất khẩu phụ tùng Su-30

GD&TĐ - Pháp kêu gọi Ấn Độ không giúp xuất khẩu phụ tùng cho tiêm kích Su-30 của Nga, kể cả thông qua Kazakhstan.

Pháp kêu gọi Ấn Độ không giúp xuất khẩu phụ tùng Su-30

Ấn Độ đã nhận được thông báo chính thức từ chính phủ Pháp về việc ngăn chặn xuất khẩu phụ tùng thay thế sang các quốc gia có thể cung cấp chúng cho Nga.

Mối lo ngại này xuất phát từ việc Nga đang sửa chữa các máy bay chiến đấu Su-30 trên lãnh thổ Kazakhstan, dẫn tới tin tình báo về một nguồn cung linh kiện từ Ấn Độ.

Cần lưu ý rằng Ấn Độ là nước sử dụng tiêm kích Su-30 lớn nhất thế giới, việc sửa chữa diễn ra ngay trên lãnh thổ quốc gia Nam Á này - nơi việc xuất khẩu phụ tùng cho hệ thống điện tử hàng không từ các công ty Pháp gồm Thales và Safran không bị cấm.

gopypszwqaaaujb-7184-1001.jpg
Thiết bị điện tử vô tuyến trên tiêm kích Su-30SM của Nga bao gồm các thành phần do Pháp chế tạo.

Trước đó trong khuôn khổ cuộc điều tra, có cáo buộc cho rằng Nga đang sửa chữa các máy bay chiến đấu của mình trên đất Kazakhstan, chịu trách nhiệm là công ty địa phương ARC Group.

Các thiết bị cần được sửa chữa hoặc thay thế trên Su-30 của Nga bao gồm: Màn hình đa chức năng SMD55S và SMD66S (Thales); Hệ thống điều chỉnh và hạ cánh kỹ thuật vô tuyến TLS2020 (Thales); Hệ thống định vị vô tuyến TACAN-NC12 (Thales); đèn báo nền kính chắn gió HUD 3022 (Thales); hệ thống định vị SIGMA 95NAA (Safran).

Bất chấp việc Nga thực hiện thay thế nhập khẩu các linh kiện của Pháp, sự phụ thuộc vào chúng vẫn còn đáng kể do sản lượng cũng như chất lượng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Theo các tài liệu nhận được, vào năm 2024, Tập đoàn ARC đã ký hợp đồng với Thales AVS France SAS để bảo trì màn hình đa chức năng SMD55S/SMD66S và đèn chỉ báo chuẩn trực HUD3022 trên tiêm kích Su-30SM của Kazakhstan.

Hợp đồng có các quy định rõ ràng về kiểm soát xuất khẩu với khi cấm trực tiếp chuyển giao bất kỳ hàng hóa nào sang Liên bang Nga.

Bên cạnh đó, Thales và Safran gần đây đã đưa ra câu trả lời bằng văn bản cho câu hỏi liên quan đến việc xuất khẩu thiết bị sang Kazakhstan, họ khẳng định thông tin đưa ra là thiếu chính xác.

Hiện tại Thales đã đình chỉ mọi hợp đồng với nhà máy ở Kazakhstan và đang xem xét đâm đơn kiện yêu cầu chấm dứt thỏa thuận và có thể đòi bồi thường thiệt hại.

Phản ứng của Safran thận trọng hơn, họ tránh trả lời một số câu hỏi về kiểm soát xuất khẩu và khẳng định luôn tuân thủ lệnh trừng phạt mà phương Tây đưa ra.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM tham gia thi đấu và cổ vũ tại Hội thao sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM năm 2024. Ảnh: VNUHCM

Sinh viên dùng thời gian rỗi làm gì?

GD&TĐ - Các con số thống kê cho thấy SV ít khi đặt mục tiêu rõ ràng, lập danh sách việc cần làm hoặc lên kế hoạch cụ thể cho thời gian rảnh rỗi của mình...

Minh họa/INT.

Lệ thuộc hay độc lập với ChatGPT?

GD&TĐ - Ngoài việc đặt đầu đề và sai khiến làm thơ, gần đây không ít tác giả còn 'lệnh' cho ChatGPT viết lời bình cho sáng tác của mình, của người.