Pháp chế tạo phiên bản hải quân của SCALP-EG do không thể mua được Tomahawk

GD&TĐ - Tại sao người Pháp quyết định chế tạo phiên bản "tên lửa Tomahawk" của riêng họ, và cuối cùng điều gì đã xảy ra?

Pháp chế tạo phiên bản hải quân của SCALP-EG do không thể mua được Tomahawk

Tập đoàn MBDA từng tiết lộ rằng phải mất "vài tuần" để điều chỉnh tên lửa hành trình SCALP-EG của Pháp cho máy bay ném bom Su-24M của Ukraine.

Đồng thời đại diện MBDA nói thêm, trong điều kiện "thời bình", công việc như vậy thậm chí có thể mất vài năm, nhưng điều này đã không xảy ra, bởi vì đội ngũ quản lý và kỹ thuật của doanh nghiệp đã nhận được toàn quyền để nhanh chóng đưa ra những quyết định cần thiết.

Trên thực tế, đây không phải lần "làm lại" tên lửa hành trình SCALP-EG duy nhất của Pháp trong toàn bộ "tiểu sử" của nó.

Ít người biết rằng Paris còn có phiên bản hải quân của vũ khí này để bố trí trên các tàu khu trục và tàu ngầm.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất này xuất hiện dưới tên gọi MdCN (Missile de Croisière Naval) và có lịch sử như sau:

So sánh phiên bản hàng không và hải quân của tên lửa hành trình SCALP-EG.

So sánh phiên bản hàng không và hải quân của tên lửa hành trình SCALP-EG.

Trở lại năm 1998, lãnh đạo Hải quân Pháp muốn mua tới 500 tên lửa hành trình Tomahawk từ Hoa Kỳ để trang bị cho các tàu khu trục và tàu ngầm tương lai của nước này. Tuy vậy vì lý do chưa rõ ràng, Washington đã từ chối lời đề nghị từ Paris.

Do vậy giới lãnh đạo Pháp vào thời điểm đó đã quyết định khởi động dự án riêng của mình, đó là chế tạo tên lửa hành trình phóng từ biển với tốc độ cận âm, và để làm cơ sở cho việc này, họ quyết định sử dụng tên lửa phóng từ trên không SCALP-EG đã có sẵn.

Dự án hoán cải được đặt tên là Naval Scalp, phạm vi phóng của tên lửa dự kiến ​​là 1.300 - 1.400 km, việc giao hàng cho Hải quân Pháp theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2011.

Các cuộc thử nghiệm của Naval Scalp, hay còn gọi là MdCN thực sự bắt đầu vào năm 2010, và đến năm 2015, vũ khí này đã đạt đến giai đoạn sẵn sàng hoạt động và dần được đưa vào trực chiến trên các tàu và tàu ngầm của Hải quân Pháp.

Sự khác biệt chính so với "tiền thân" SCALP-EG là sự hiện diện của bộ khởi tốc nhiên liệu rắn, mang lại tầm bay xa hơn và đường kính thân tên lửa nhỏ hơn (để phù hợp với ống phóng ngư lôi 533 mm).

Dữ liệu chính thức về số lượng MdCN hiện có không được công bố rộng rãi, nhưng theo một vài nguồn tin, đơn đặt hàng đã lên tới 200 quả. Tên lửa hành trình MdCN được đặt trên các tàu ngầm hạt nhân loại Barracuda và khu trục hạm FREMM có các đặc điểm sau:

Chiều dài và đường kính lần lượt là 7 mét và 0,5 mét; khối lượng phóng 1.400 kg, đầu đạn nặng 250 kg; tốc độ và tầm bay - 980 km/h và lên tới 1.000 km.

Lịch sử xuất hiện của tên lửa hành trình hải quân MdCN do Pháp chế tạo đã thu hút sự quan tâm lớn, tuy nhiên thành tích chiến đấu của chúng chưa được ghi nhận, do vậy chưa rõ sức mạnh có thực sự đáng gờm như quảng cáo hay không.

Tên lửa hành trình MdCN - phiên bản hải quân của SCALP-EG do Pháp chế tạo.

Tên lửa hành trình MdCN - phiên bản hải quân của SCALP-EG do Pháp chế tạo.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.