Pháo tự hành 170 mm Koksan của Triều Tiên sắp tham chiến tại Đông Âu?

GD&TĐ - Mẫu vũ khí này của Triều Tiên có đặc điểm gì nổi trội và tại sao nó thu hút được sự chú ý từ phía Nga?

Pháo tự hành 170 mm Koksan của Triều Tiên sắp tham chiến tại Đông Âu?

Loại pháo tự hành này Koksan được xem là mạnh nhất của Triều Tiên nổi bật với cỡ nòng cực kỳ phi tiêu chuẩn - 170 mm, và có hai ý kiến giải thích tại sao Bình Nhưỡng lại chọn cỡ nòng đặc biệt này.

Theo nhận xét đầu tiên, cơ sở để phát triển ở đây là việc sử dụng pháo chiến lợi phẩm 150 mm của Nhật Bản, theo ý kiến khác, họ đã nghiên cứu khẩu pháo 170 mm của Đức nhận từ Liên Xô.

Nhìn chung, lịch sử phát triển của vũ khí này vẫn chưa được biết và ở đây chúng ta chỉ có thể nhấn mạnh chi tiết Koksan là một tên gọi thông thường, đề cập đến địa danh của Triều Tiên, nơi khẩu pháo lần đầu tiên lộ diện vào năm 1979.

Điều đáng chú ý là giới chuyên môn thường phân biệt hai phiên bản pháo tự hành Koksan - theo chỉ số M-1979 - được phân biệt bằng việc sử dụng khung gầm xe tăng T-54 hoặc Type 59 của Trung Quốc, và biến thể M-1989 có thêm khoang chứa 12 viên đạn và dùng khung xe tăng T-62.

Cũng cần nhấn mạnh rằng hiện tại số lượng pháo tự hành Koksan mà Triều Tiên đang sở hữu vẫn chưa được công khai. Trong các nguồn mở, chúng ta có thể thấy đề cập đến việc vũ khí trên nằm trong các tiểu đoàn bao gồm 36 hệ thống, như một công cụ pháo binh tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Hàn Quốc.

Pháo tự hành Koksan có tầm bắn lên tới 40 km khi sử dụng đạn thông thường, hoặc 60 km với đạn phản ứng tăng tầm lắp tầng đẩy phụ, tốc độ bắn rất chậm, chỉ được 1 - 2 phát/5 phút.

141671283c8bbb98-6035.jpg
Pháo tự hành Koksan M-1979 của Triều Tiên.

Ngoài ra còn có một chi tiết thú vị là Koksan đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988), nơi hệ thống pháo binh này tỏ ra là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ để tấn công.

Tuy nhiên có những dữ liệu mâu thuẫn nhau: theo một phiên bản, trong cuộc chiến này, Koksan chỉ được cung cấp cho Iran, còn theo nguồn khác thì Bình Nhưỡng bán cho cả Quân đội Iraq.

Hiện tại ngoài Quân đội Triều Tiên, Iran là quốc gia duy nhất bên ngoài vận hành pháo tự hành Koksan, chúng ta đang nói đến khoảng 30 khẩu thuộc biến thể M-1979.

Chi tiết nữa cũng nên đề cập là kể từ năm 2022, báo chí Nga dưới nhiều hình thức khác nhau đã nêu luận điểm rằng những khẩu pháo tự hành nói trên của Triều Tiên có thể được chuyển giao cho họ như một sự bổ sung cho các loại pháo cỡ nòng lớn hiện tại, chẳng hạn như 2S7 Pion và 2S4 Tyulpan.

Đây là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra, bởi đã xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy tên lửa đạn đạo KN-23 của Triều Tiên được sử dụng và sắp tới rất có thể sẽ là pháo phản lực cỡ nòng lớn KN-25 tham chiến.

Hệ thống pháo phản lực cỡ nòng lớn KN-09 do Triều Tiên chế tạo.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.