Phản ứng của cộng đồng mạng trước bài phát biểu của Greta Thunberg tại Liên hợp quốc

Greta Thunberg tại Liên hợp quốc.
Greta Thunberg tại Liên hợp quốc.

Trên Facebook, một người có tên Michal Osika (Ba Lan) nói: “thật buồn với những gì mà cha mẹ và các nhà nghiên cứu trưởng thành đã làm với cô bé, cô là con rối của các nhà vận động hành lang mà cô thậm chí không biết điều đó. Ngay cả khi quan điểm này là tốt thì việc sử dụng trẻ em vào mục đích này là không tốt”.

Một người có tên Anu Jansson nêu ý kiến: “Theo quan điểm của tôi, cô bé đã làm điều tuyệt vời trong bài phát biểu. Tôi là người Phần Lan sống ở châu Âu từ năm 2001”.

Một cư dân mạng tên là Lynne Midgeley cho biết: “Tôi xin lỗi, tôi thích điều cô ấy nói và sự đam mê của cô. Nhưng tôi cho rằng cô ấy đang bị cha mẹ thúc đẩy. Họ là những người có quan điểm mạnh mẽ và đang lên kịch bản cho cuộc đời cô ấy. Tôi ghét phải nhìn thấy một đứa trẻ mang nhiều thù hận như vậy…”.

Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến về bài phát biểu của Greta Thunberg. Tính đến sáng hôm qua (25/9), chủ đề “cô bé Thụy Điển 16 tuổi buộc tội tại Liên hợp quốc” có tới 44 triệu lượt xem trên Weibo, chủ yếu không đồng tình với cô.

“Đây là một cô bé đáng thương bị ám ảnh bởi suy nghĩ của những người cánh tả da trắng, bản thân cô cũng không biết điều này” – một người viết trên Weibo.

“Điều cô gái đang làm là chỉ nói. Cô đã bắt đầu biểu tình từ khi 14 tuổi. Cô có bao nhiêu kiến thức? Không có nhiều kiến thức trong đầu, làm sao cô có thể đưa ra giải pháp cho các vấn đề môi trường? Tôi cho rằng vấn đề của cô bé là cô học quá ít và nghĩ quá nhiều” – một người khác cho hay.

“Nếu nền kinh tế không phát triển, những người sống ở các nước đang phát triển như chúng ta sẽ ăn gì? – người thứ 3 viết.

Trên mạng WeChat của Trung Quốc, một người viết: “Cô ấy chỉ là một nghệ sĩ đang biểu diễn. Tôi muốn nói rằng cô ấy đừng nói mà hãy hành động. Ở phía tây Trung Quốc, nhiều người đã trồng cây để cứu hành tinh. Họ xứng đáng được nhận giải Nobel hơn cô ấy”.

Sau khi một mình cầm biểu ngữ đứng trước Quốc hội Thụy Điển hồi tháng 8 năm ngoái để kêu gọi chính phủ hành động về môi trường, Thunberg đã nối tiếng khắp thế giới. Cô đã truyền cảm hứng cho HS tại hơn 100 quốc gia trên thế giới tổ chức các cuộc biểu tình về môi trường. Thunberg mắc hội chứng Asperger, một rối loạn phát triển khiến giao tiếp xã hội và giao tiếp phi ngôn ngữ trở nên khó khăn.
Theo Facebook/SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.