Phản ứng của các nhà lãnh đạo thế giới với thượng đỉnh Mỹ - Triều

GD&TĐ - Sau thượng đỉnh Mỹ - Triều được cả thế giới theo dõi diễn ra tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo thế giới đã có những ý kiến xung quanh các cuộc gặp gỡ giữa TT Trump và Chủ tịch Kim.

Chủ tịch Kim Jong-un và TT Moon Jae-in
Chủ tịch Kim Jong-un và TT Moon Jae-in

Hàn Quốc: Thượng đỉnh là một quá trình hướng tới thỏa thuận “cấp cao hơn”

Hôm nay (1/3), TT Hàn Quốc Moon Jae-in đã mô tả thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội là một phần của quá trình hướng tới một thỏa thuận “cấp cao hơn” và nhấn mạnh tầm quan trọng của Seoul trong vài trò trung gian giữa các bên.

Trong bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 100 năm của Phong trào Độc lập 1/3 chống lại sự thống trị của thực dân Nhật, ông Moon đã có một cách nhìn tích cực về thượng đỉnh Mỹ Triều vừa qua và cho rằng nó đã tạo ra được một tiến bộ “có ý nghĩa”.

“Điều quan trọng là thậm chí họ đã thảo luận về vấn đề triển khai các văn phòng liên lạc, một bước quan trọng hướng tới bình thường hóa quan hệ song phương. Tôi đánh giá cao việc TT Trump khi ông thể hiện cam kết tiếp tục đàm phán và có những cách nhìn tích cực” – TT Moon nói.

“Giờ đây vai trò của chúng tôi trở nên quan trọng hơn. Chính quyền của tôi sẽ liên lạc và hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Triều Tiên để giúp cuộc đàm phán của họ đạt được một giải pháp hoàn chỉnh bằng mọi cách” – TT Hàn Quốc cho biết.

Ông Moon Jae-in còn gọi đây là một thượng đỉnh “lịch sử” và “Mỹ cùng hai nước liên Triều đã đạt được một thắng lợi to lớn”.

Trung Quốc: Chúng tôi có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt

Trung Quốc có thể điều chỉnh hoặc thậm chí dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên – Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói sau thượng đỉnh. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.

Truyền thông Trung Quốc cũng đã đưa tin liên tục về thượng đỉnh Trump – Kim và tờ báo People Daily còn đăng dòng Tweet: “Hãy cho hòa bình một cơ hội!”.

Tờ báo trên dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “hoan nghênh và ủng hộ các cuộc đàm phán tạo nên lịch sử giữa lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ” và Bắc Kinh “sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và duy nhất để giải quyết vấn đề trên bán đảo”.

Singapore: Đây là “một bước tiến mạnh mẽ”

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong un và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
 Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong un và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã viết thư chúc mừng cả TT Trump và Chủ tịch Kim, mô tả đây là một “bước tiến mạnh mẽ” và “là bước tiến quan trọng đầu tiên trong hành trình hướng tới hòa bình và ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên được phi hạt nhân hóa”.

Ông cũng bầy tỏ “vinh dự” được tổ chức thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo.

Nhật Bản: Cám ơn TT Trump vì đã đưa ra vấn đề nhân quyền

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cám ơn TT Trump vì đã đưa ra các vấn đề nhân quyền liên quan tới Nhật Bản và Triều Tiên vốn gây rạn nứt trong mối quan hệ hai nước hàng thập kỷ qua.

Nga: Lạc quan một cách thận trọng nhưng “thực tế cuộc họp” là một tín hiệu tốt.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov nói rằng “chúng tôi chưa thấy bất kỳ tài liệu nào. Tôi nghĩ chúng chưa được công bố nhưng thực tế của chính cuộc họp đương nhiên là tích cực”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã lạc quan một cách thận trọng khi nói với truyền thông địa phương: “Bây giờ chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh thực tế là một bước tiến quan trọng hướng về phía trước đã được thực hiện”. Ông nói thêm rằng Nga sẵn sàng giúp Triều Tiên trên con đường phi hạt nhân hóa.

Liên hợp quốc: Hãy cho ông Kim “sự kiên nhẫn và ủng hộ”

Liên hợp quốc thúc giục các nước kiên nhẫn và ủng hộ cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Phát ngôn viên Stephane Dujarric của Liên hợp quốc nói rằng “việc thực hiện các thỏa thuận trước đây đã đạt được theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế”.

Anh: Hy vọng một “tương lai an toàn và thịnh vượng” ở Triều Tiên.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson mô tả thượng đỉnh “mang tính xây dựng” và kêu gọi Chủ tịch Kim hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược (CVID).

“Chúng tôi hoan nghênh thực tế là TT Trump và Chủ tịch Kim đã có một hội nghị mang tính xây dựng. Đây là một bước quan trọng hướng tới sự ổn định của khu vực vốn rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu…”.

EU: Ngoại giao là con đường duy nhất hướng tới hòa bình

Thượng đỉnh “tái khẳng định niềm tin mạnh mẽ của chúng tôi rằng ngoại giao là cách duy nhất hướng tới hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên” – đại diện cao cấp của EU Federica Mogherini cho biết – “Việc theo đuổi con đường ngoại giao thường nhiều thử thách nhưng luôn mang lại kết quả tốt đẹp”.

Theo Yonhap/Business Insider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.