Phẫn nộ trò câu like độc ác về ca sĩ Trần Lập

Dư luận đang vô cùng phẫn nộ bởi những hành vi câu like trên mạng xã hội với những thông tin giật gân hoàn toàn sai sự thật về người đã khuất.
Phẫn nộ trò câu like độc ác về ca sĩ Trần Lập

Ngày 17/3 vừa qua, thông tin ca sĩ, nhạc sĩ Trần Lập – thành viên ban nhạc Bức Tường – qua đời đã để lại một sự tiếc nuối, và nỗi bàng hoàng không kể xiết đối với bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu mến anh. Những chia sẻ ngậm ngùi, tiếc nuối, những tâm sự ôn lại một thời sống cùng với biết bao câu ca truyền cảm hứng, cùng những kỷ niệm cũ, một vài dự định, lời hứa còn dang dở là những gì công chúng yêu nhạc và những người thân cận chia sẻ về người thủ lĩnh của ban nhạc Bức Tường.

Khi niềm tiếc thương còn chưa nguôi ngoai, thì việc một bộ phận cư dân mạng đang lấy hung tin về đám tang của người quá cố nhằm trục lợi cho cá nhân mình đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng. Những thông tin mang tính bịa đặt, cùng với tiêu đề giật gân, gây sốc được chia sẻ tràn lan nhằm kích thích trí tò mò của dư luận.

Tuy nhiên, khi kích chuột vào đó, những thứ hiện lên không phải là các trang tin, báo điện tử quen thuộc, thay vào đó là những trang fan page chứa thông tin quảng cáo hay nội dung câu khách nhảm nhí. Thậm chí nhiều đường link còn chứa mã độc và virus nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng từ các trang mạng xã hội.

Phẫn nộ trò câu like độc ác về ca sĩ Trần Lập ảnh 1

Những trang fanpage được thành lập khiến cư dân mạng phẫn nộ.

Chưa dừng lại ở đó, những fanpage được lập nên với các tiêu đề như “Một triệu like hồi sinh Trần Lập”, “Cầu mong Trần Lập sống lại”… thực sự khiến công chúng phẫn nộ.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những fan page giả mạo các nghệ sĩ quá cố. Tuy nhiên, điều đáng buồn là sau nhiều lần bị cả xã hội lên án, những hoạt động như thế này tiếp tục diễn ra. Điều cần làm bây giờ là những người dùng mạng xã hội không nên nhấn thích hoặc chia sẻ những nội dung thông tin gây sốc khi chưa tìm hiểu kỹ, đặc biệt là thông tin về những người đã khuất.

Theo giadinh.net.vn
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!
Làng Mễ Trì vẫn còn những buổi các cụ già thong thả nhặt lúa cốm.

Cốm mộc

GD&TĐ - Cứ khi Trung thu dập dìu trước ngõ là mấy đứa liền nhắc nhỏm: “Mẹ ơi, cốm mộc…”.