Phần mềm ảo, hiệu quả thật ở trường vùng sâu

GD&TĐ - Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học của thầy và trò có tác động rất lớn đến phát triển giáo dục. Phong trào thi đua sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục càng có giá trị đối với ngành Giáo dục tại mỗi địa phương. 

Phần mềm ảo, hiệu quả thật ở trường vùng sâu

Ở các trường học vùng sâu, vùng xa, dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy trò luôn nỗ lực để hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục…

Xác định khó khăn để tháo gỡ

Công cuộc đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học đã nhận được hiệu ứng đồng thuận từ các bậc học trong hệ thống giáo dục. Từ đó đã thúc đẩy tinh thần cầu tiến không ngừng của giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động đổi mới, sáng tạo ngày càng được thể hiện sôi nổi qua các hoạt động dạy, học.

Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học là bước đột phá mạnh mẽ. Giúp các cấp quản lý, giáo viên chuyển đổi xu hướng từ dạy học theo truyền thống sang có trợ giúp của máy móc để đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh cũng bắt đầu ý thức từ việc học đọc chép sang học tư duy suy luận bản chất tiếp thu cốt lõi bài học một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc đổi mới rất thuận lợi ở những thành phố lớn, còn giáo dục vùng khó vẫn đang còn gặp không ít khó khăn. Tiếp thu tinh thần đổi mới không khó nhưng ứng dụng thực tế tồn tại nhiều khó khăn cần có thời gian và đầu tư đúng mực để đạt hiệu quả nhất định. Vì đổi mới sáng tạo là những yêu cầu bắt buộc trong kỹ năng giảng dạy của giáo viên nhưng nhìn nhận khách quan vào thực tế của những trường vùng sâu với điều kiện cơ sở vật chất chưa hoàn thiện; nhất là những nơi trang bị hệ thống công nghệ thông tin chưa đồng bộ nên vấp phải chất lượng không đồng đều là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó thế hệ giáo viên trẻ vùng sâu còn chưa nhiều mà chủ yếu là thế hệ giáo viên đã lớn tuổi, nhiều năm gắn bó với nghề. Tuy nhiên, đối tượng giáo viên đã có tuổi thì gặp khó trong việc dạy kết hợp với công nghệ thông tin, việc dạy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Song song đó vẫn có một số bộ phận giáo viên ham học hỏi, tìm tòi để càng ngày càng đổi mới phương pháp dạy học.

Một khó khăn khác mà các trường ở vùng sâu gặp phải là đầu tư đúng chuẩn phòng học và trang bị thiết bị công nghệ thông tin, phòng thí nghiệm đạt chuẩn còn trong tình trạng nhỏ giọt. Nhiều giáo viên và học sinh vùng sâu phụ thuộc hầu hết vào việc học chay, dùng lý thuyết để chứng minh. Việc học trở nên khô khan, học sinh vùng sâu quanh quẩn chủ yếu những bài học trong sách giáo khoa… Đây cũng chính là điểm bất lợi của thầy và trò vùng khó!

Linh hoạt để đổi mới

Hiện nay, để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học nên nhiều giáo viên chủ động tìm tòi những cách giảng hay trong cộng đồng giáo viên trong và ngoài nhà trường thông qua mạng xã hội. Qua đó cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để có những giờ giảng lý thú. Giáo viên luôn làm mới cách truyền đạt thông tin đến học sinh cũng được xem là phần quan trọng không kém trong đổi mới phương pháp giáo dục,

Khai thác sự trợ giúp những phần mềm công nghệ đã giúp ích cho nhiều giáo viên hệ thống bài giảng một cách hữu hiệu. Giáo viên đã có thể sáng tạo bài giảng thêm sinh động, cho ra đời không ít mô hình học tập chất lượng, học sinh dễ hiểu bài và rất hứng thú với tiết học…

Ông Trần Thanh Văn - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi (Cà Mau), cho biết: “Để nâng cao hiệu quả giáo dục, nhiều trường trên địa bàn huyện đã trang bị máy tính, tivi, máy chiếu phục vụ hoạt động dạy và học. Giáo viên cũng mạnh dạn ứng dụng phần mềm ảo để minh họa bài học, khai thác dữ liệu trên các trang web của Bộ GD&ĐT, của Sở kịp thời cập nhật thông tin lưu lại làm tư liệu.

Phòng GD&ĐT trong thời gian qua đã tập trung sâu hơn việc chỉ đạo và tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn các cấp theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học chất lượng cao. Thường xuyên tổ chức chuyên môn theo cụm để giáo viên các trường có cơ hội trao đổi cách dạy mới, phương pháp dạy học cùng nhau rút kinh nghiệm và triển khai áp dụng rộng rãi đạt hiệu quả hơn”.

Đặc biệt, ngành Giáo dục địa phương đã duy trì tốt phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi cấp huyện ở 13 môn học được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Điểm nổi bật nhất là từ năm học 2016 - 2017, Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi lần đầu tiên tổ chức chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện ngay tại đơn vị giáo viên đang công tác. Theo đó, giáo viên được chọn lớp dạy, tiết dạy và học sinh của mình đang dạy để tham gia dự thi. Với hình thức mới này giáo viên có thêm điều kiện để phát huy năng lực sở trường, tâm lý thoải mái và tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngành đồng thời đem về hiệu quả cao trong từng tiết dạy. Tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng dễ dàng, giáo viên tự tin trên từng tiết dạy với học sinh của chính mình.

Bên cạnh đó, các cuộc thi sáng tạo dành cho học sinh cũng được khuyến khích sâu rộng, ngành Giáo dục động viên các em vượt khó sáng tạo những mô hình học tập; phát hiện và phát triển năng lực của các em để nâng cao chất lượng dạy và học...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.