Phân lập các hợp chất quý trong cao actisô

GD&TĐ - Tại Việt Nam, tổng diện tích trồng actisô ở Đà Lạt (92 hecta - 4.454 tấn/năm) và Sapa (70 hecta - 3.000 tấn/năm).

Đặc điểm hình thái thực vật của cây actisô.
Đặc điểm hình thái thực vật của cây actisô.

Xây dựng quy trình định tính, định lượng 11 hợp chất polyphenol trong cao khô actisô; đánh giá tác dụng chống oxy hóa và hàm lượng các polyphenol trong một số chế phẩm actisô đã được nhóm nghiên cứu do ThS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (Đại học Y Dược TPHCM) làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện thành công.

Đánh giá tổng thể thành phần hoạt chất

Tại Việt Nam, tổng diện tích trồng actisô ở Đà Lạt (92 hecta - 4.454 tấn/năm) và Sapa (70 hecta - 3.000 tấn/năm), chỉ bằng 0,4% so với Ý và tổng sản lượng hàng năm chỉ bằng 1,8% tổng sản lượng của đất nước này.

Hiện nay, do chưa có quy chuẩn kỹ thuật chung cho tất cả các sản phẩm từ actisô nên khó có thể phát huy hết năng lực cạnh tranh, dẫn đến giá trị sản phẩm đem lại doanh thu và lợi nhuận còn khá khiêm tốn.

Trên thực tế, cây actisô là một loại rau dược liệu đặc thù của Đà Lạt và một vài vùng phụ cận, thường được người nông dân sản xuất, thu hoạch đưa vào sơ chế, chế biến theo các phương pháp truyền thống (chủ yếu phơi khô ngoài trời rồi đóng gói đưa ra thị trường trong nước hoặc cung ứng cho các cơ sở chế biến trà actisô địa phương) với hiệu quả kinh tế không cao.

Mặt khác, trên thị trường có nhiều sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng từ actisô đa dạng cả về số lượng, chất lượng và dạng bào chế (cao chiết, viên nén, viên nang, viên bao phim, bao đường, trà hòa tan, dạng ống uống).

Song ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá cũng như so sánh về các thành phần polyphenol và tác dụng sinh học của các chế phẩm này để có cái nhìn tổng thể về chất lượng của sản phẩm trong nước so với chế phẩm nước ngoài, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước…

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành các nội dung gồm xây dựng quy trình định lượng đồng thời 12 hợp chất polyphenol trong cao khô actisô bằng UPLC-PDA; ứng dụng quy trình định lượng đã xây dựng để xác định hàm lượng 12 polyphenol có trong một số chế phẩm trên thị trường; định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần của các chế phẩm actisô bằng phương pháp Folin-Ciocalteu; thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của các chế phẩm từ actisô trên mô hình DPPH (đo hoạt tính chống oxy hóa).

Nhóm đã xây dựng được quy trình định lượng đồng thời 12 hợp chất polyphenol trong cao khô actisô bằng UPLC-PDA. Phương pháp định lượng đồng thời 12 polyphenol trong cao khô actisô bao gồm 4 acid mono-caffeoylquinic, 5 acid di-caffeoylquinic, 2 flavonoid và acid caffeic bằng UPLC-PDA đã được xây dựng thành công.

Quy trình đã được áp dụng hiệu quả trong phân tích 19 chế phẩm actisô, gồm 8 chế phẩm trong nước, 8 chế phẩm nước ngoài (Mỹ, Pháp, Đức) và 3 chế phẩm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã nêu bật sự khác biệt đáng kể về hàm lượng polyphenol giữa các chế phẩm actisô thương mại, đặc biệt là các chế phẩm trong nước.

Hoạt tính trong nhiều sản phẩm có sự khác biệt

Kết quả đề tài cũng xây dựng thành công quy trình định lượng polyphenol toàn phần (TPC) trong cao chiết actisô bằng phương pháp Folin-Ciocalteu. Quy trình đã được thẩm định đạt các yêu cầu theo hướng dẫn của ICH, ứng dụng thành công trong việc định lượng hàm lượng TPC trong 19 chế phẩm trong và ngoài nước có chứa cao chiết actisô. Theo đó, hàm lượng TPC trong các chế phẩm có sự dao động khá lớn từ 10,7 - 134,1 (mg GAE/g). Kết quả này cho thấy, các chế phẩm actisô trên thị trường có chất lượng không đồng đều.

Đối với nội dung thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa trên mô hình DPPH, nhóm nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và xác định mức độ IC50 (µg/ml) của 19 chế phẩm so với chứng dương là vitamin C và silymarin.

Chất lượng của các chế phẩm nước ngoài tương đối đồng đều nhau, phần lớn các chế phẩm có hoạt tính chống oxy hóa trung bình với giá trị IC50 từ 189,06 - 256,83; trong khi các chế phẩm trong nước có chất lượng rất khác biệt, từ không có tác dụng, có hoạt tính yếu, hoạt tính trung bình, đến hoạt tính khá.

Điều này cho thấy, việc kiểm soát chất lượng các chế phẩm actisô trong nước chưa rõ ràng và cụ thể, dẫn đến chất lượng của các chế phẩm trên thị trường chưa đồng đều và có thể giảm tác dụng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt tính chống oxy hóa có mối tương quan mạnh đối với hàm lượng polyphenol toàn phần của các chế phẩm.

Theo nhóm nghiên cứu, đề tài đăng ký xây dựng quy trình định lượng 11 hợp chất polyphenol trong cao khô actisô bằng UPLC-PDA, thực tế quy trình đạt được 12 polyphenol.

Kết quả của đề tài đã đóng góp một quy trình kiểm nghiệm tương đối đầy đủ các thành phần polyphenol trong cao chiết actisô với các ưu điểm như thời gian phân tích ngắn hơn so với trước đây dùng HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao), sử dụng thiết bị đầu dò phổ biến nên có thể ứng dụng được ở nhiều nơi, đặc biệt là phù hợp với các nước đang phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.