Phần Lan lập kỷ lục 4G nhanh nhất thế giới

Một công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Phần Lan đã thiết lập nên tốc độ 4G vô cùng ấn tượng.

Phần Lan lập kỷ lục 4G nhanh nhất thế giới

Elisa, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Phần Lan, mới đây tuyên bố đã đạt được kỷ lục thế giới mới cho mạng 4G với tốc độ 1,9 gigabit mỗi giây (Gbps) dữ liệu tải về, dưới sự hỗ trợ công nghệ của tập đoàn viễn thông Huawei.

Hiện tại, Thụy Điển và Vương quốc Anh là hai quốc gia có tốc độ kết nối di động 3G, 4G nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, Phần Lan đang cố gắng lật đổ sự thống trị của hai quốc gia trên, theo The Hacker News.

Với tốc độ kỷ lục được thiết lập, người dùng 4G di động có thể tải về một bộ phim Blu-ray chỉ trong vòng 40 tới 45 giây.

Vào tháng 2 năm ngoái, một nhóm nhà nghiên cứu tại trường đại học Surrey đã tạo ra tốc độ kỷ lục 1 terabit mỗi giây (Tbps) trong cuộc thử nghiệm kết nối mạng 5G, nhanh gấp 500 lần so với kỷ lục lần này của Elisa.

Phan Lan lap ky luc 4G nhanh nhat the gioi - Anh 1

Với tốc độ này, bạn có thể tải một bộ phim 10 GB trong vòng 40 giây. Ảnh: Thehackernews.

Hồi tháng 6 năm ngoái, Liên minh Viễn thông Quốc tế ra quyết định buộc các nhà mạng internet cung cấp 5G phải đảm bảo tốc độ tiêu chuẩn 20 Gbps, gấp 10 lần tốc độ kỷ lục của Elisa.

Nhưng hiện tại, mạng 4G nhanh nhất có thể cung cấp tốc độ vào khoảng 300 Mbps, trong khi tốc độ tối đa trong thế giới thực mà Elisa đạt được lên tới 450 Mbps.

Phó chủ tịch Elisa Sami Komulainen cho biết: “Tốc độ mạng 4G sẽ tiếp tục tăng, thậm chí trong những năm tới, chúng tôi sẽ cung cấp tốc độ lên tới vài gigabit trên giây cho khách hàng của mình”.

Tuy nhiên, Elisa không phải là hãng duy nhất quan tâm tới việc cung cấp mạng 4G tốc độ vài gigabit trên giây. Chi nhánh Vodafone tại Đức đã sẵn sàng để cung cấp mạng 4G tốc độ 1 gigabit trên giây cho khách hàng vào cuối năm 2016.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Muối ăn - con dao hai lưỡi?

GD&TĐ - Ăn chay hay ăn mặn, muối đều có trong đó. Tuy cần thiết, nhưng muối ăn vẫn là “con dao 2 lưỡi” vì việc thiếu hoặc thừa đều gây tác hại cho sức khỏe.