Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tỉnh Hà Giang tuyển sinh thêm ngành mới

GD&TĐ - Năm 2024, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang tuyển sinh 2 mã ngành mới trong đó có ngành đặc thù Sư phạm tiếng H’mông.

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang tuyển sinh thêm ngành mới.
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang tuyển sinh thêm ngành mới.

Đảm bảo chất lượng đào tạo

Trao đổi với PV Báo Giáo dục và Thời đại, Tiến sĩ Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tại tỉnh Hà Giang cho biết: Năm 2024, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang sẽ tuyển sinh thêm ngành mới là ngành Sư phạm tiếng H’mông dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu.

Việc mở mã ngành Sư phạm tiếng H'mông tại Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển và tôn vinh văn hóa của người H'mông. Dưới cái nhìn đa chiều từ người giáo dục tới người dân và đồng bào dân tộc miền núi, mã ngành này không chỉ giúp bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa H'mông mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực địa phương, và thực hiện chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 một cách toàn diện và hiệu quả. – Tiến sĩ Lục Quang Tấn chia sẻ.

Mặc dù đây là ngành mới đưa vào tuyển sinh trong năm nay, nhưng Phân hiệu cũng đã có thời gian chuẩn bị trước cả về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và xây dựng chương trình đào tạo.

Phân hiệu đã xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết đảm bảo đầy đủ kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và xã hội của người H'mông, sử dụng công nghệ thông tin và tài liệu học tập hiện đại để hỗ trợ quá trình học tập.

Với đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, có chuyên môn cao về ngôn ngữ, văn hóa H’mông, Phân hiệu sẽ tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng người H'mông tại tỉnh Hà Giang.

Đào tạo ngành đặc thù gắn với nhu cầu xã hội

Tiến sĩ Phùng Thị Thanh, giảng viên chịu trách nhiệm chủ trì mở ngành Sư phạm Tiếng H’mông cho biết: Việc đưa vào giảng dạy ngành đặc thù không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, giúp học sinh đồng bào miền núi tiếp cận giáo dục đại học, mở ra cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Đồng thời, mã ngành Sư phạm tiếng H’mông còn góp phần đa dạng hóa chương trình giáo dục, khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp giảng dạy hiệu quả trong việc dạy và học tiếng H’mông.

ed05239b6679c3279a68.jpg
Việc đưa vào giảng dạy ngành đặc thù Sư phạm tiếng H'mông không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc mà còn giúp học sinh đồng bào miền núi tiếp cận giáo dục đại học,

Để khuyến khích sinh viên theo học, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang thực hiện chính sách như: Miễn 100% học phí cho sinh viên các ngành Sư phạm (theo Nghị định số 116 của Chính phủ) và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,6 triệu đồng mỗi tháng. Chính sách này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ học sớm do rào cản ngôn ngữ và khó khăn kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng hơn cho học sinh vùng cao.

Chia sẻ về cơ hội việc làm sau khi ra trường, Tiến sĩ Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang cho biết: Hiện nay, số lượng giáo viên có chuyên môn về tiếng Mông còn rất hạn chế. Nhiều trường học tại các vùng dân tộc thiểu số thiếu giáo viên có khả năng giảng dạy tiếng Mông một cách hiệu quả.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng H’mông sẽ có cơ hội việc làm đa dạng và đầy tiềm năng như: Giảng dạy tại các trường học; Công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục và văn hóa; làm việc tại các tổ chức phi chính phủ; lĩnh vực du lịch; dịch thuật và phiên dịch;…

Chính vì vậy, thời gian tới, Phân hiệu sẽ sẽ tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước để trao đổi nghiệm, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc H’mông và phát triển kinh tế xã hội cho khu vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.