Theo đó, chuyến đi này ông Trump sẽ lần đầu gặp trực tiếp Thủ Tướng Australia Malcolm Turnbull, tại lễ kỷ niệm 75 năm trận chiến biển Coral trong thế chiến thứ II.
Khi đó quân Mỹ và Australia đã hợp sức để chống lại hải quân Nhật Bản ở khu vực giữa Australia, New Guinea và quần đảo Solomon thuộc Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Damon Winter/The New York Times
Ba tháng trước, ngày 28-1, khi đang điện đàm với Thủ tướng Australia, ông Trump đã đột ngột cúp máy và cho rằng đây là cuộc điện đàm tồi tệ nhất từ trước tới giờ.
Theo tờ Washington Post, sự việc này xảy ra do ông Turnbull đã cố gắng hướng ông Trump tới việc cam kết đưa 1.250 người tị nạn ra khỏi một cơ sở giam giữ, một ngày sau khi ông Trump ký pháp lệnh tạm thời cấm người tị nạn.
Nhà Trắng trong một tuyên bố mới nhất cho hay: "Tổng thống Trump mong muốn gặp Thủ tướng Australia và tăng cường các mối quan hệ lâu dài, tình hữu nghị sâu sắc, và liên minh chặt chẽ giữa hai quốc gia."
Được biết, nhân dịp trở về "quê hương", các nhà hoạt động chống Trump - những người đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình khắp đất Mỹ kể từ khi ông chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, đang lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại New York. Đặc biệt là tại tòa tháp Trump, Bảo tàng Hàng không và Không gian, và tại một tàu sân bay đã ngừng hoạt động - nơi hai vị lãnh đạo Mỹ và Australia gặp nhau.
Ngoài ra, lý do khiến ông Trump "ngại" về New York chính là bởi chi phí bảo đảm an ninh tốn kém.
Hôm 1-5, Quỹ ngân sách liên bang đã đề xuất hoàn trả thành phố New York và một số địa phương lân cận số tiền lên tới 61 triệu USD, liên quan đến việc bảo đảm an ninh cho "người nhà" ông Trump.