Ông Trump cảnh cáo điều rất tồi tệ sẽ đến với Iran

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc nhở rằng, nếu Washington không thể ngồi xuống bàn đàm phán với Tehran, những điều rất tồi tệ sẽ xảy ra với Iran.

Ông Trump cảnh cáo điều rất tồi tệ sẽ đến với Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 29/3 cho biết tình hình xung quanh Iran cần được theo dõi chặt chẽ, đồng thời ông cũng cảnh báo căng thẳng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu các bên không đạt được thỏa thuận.

“Iran là một trong những vấn đề hàng đầu trong danh sách những vấn đề tôi cần theo dõi rất chặt chẽ… Chúng ta hoặc là phải ngồi lại và nói chuyện với nhau hoặc những điều rất tồi tệ sẽ xảy ra với Iran, nhưng tôi không muốn điều đó xảy ra… Tôi thực sự hy vọng chúng ta có thể giải quyết được vấn đề với Iran” - Trump nói.

Được biết, căng thẳng giữa hai nước gia tăng kể từ khi Trump gửi một bức thư gồm 5 điều kiện cho Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei vào ngày 19 tháng 3, đồng thời cho Iran hai tháng để đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới.

5 điều kiện mà Mỹ buộc Iran phải thực hiện là: Công khai chương trình hạt nhân; chấm dứt việc làm giàu uranium; ngừng cung cấp vũ khí cho lực lượng Houthi ở Yemen; chấm dứt hỗ trợ tài chính cho Hezbollah ở Lebanon; giải tán Lực lượng Huy động Nhân dân ở Iraq.

Đặc biệt là theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), chương trình hạt nhân của Iran đã có những tiến triển đáng kể trong những năm gần đây và nước này có đủ uranium làm giàu để chế tạo một số đầu đạn hạt nhân.

Đáp trả lại, các quan chức chính quyền Tehran vẫn tiếp tục bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Washington.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi trước đó đã nói rằng một định dạng như vậy là không thể do giọng điệu của bức thư là không thể chấp nhận được, mang tính đe dọa và đôi khi mang tính xúc phạm.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, mặc dù không thể chấp nhận những yêu sách của Mỹ, nhưng chính quyền Tehran vẫn bỏ ngỏ con đường đàm phán gián tiếp, có thể là thông qua trung gian của Nga, UAE hay Saudi Arabia.

Trong bối cảnh giới ngoại giao hai nước đang đáp trả qua lại, Lầu Năm Góc đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương bằng cách điều thêm tàu sân bay thứ 2 đến Trung Đông, đồng thời gửi thêm bốn máy bay ném bom chiến lược B-2A Spirit có khả năng mang vũ khí hạt nhân đến căn cứ không quân Diego Garcia.

Hành động này sẽ nâng tổng số máy bay tàng hình này trên đảo lên ít nhất sáu chiếc, cùng với khoảng 4 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, một biện pháp tăng cường chưa từng có ở khu vực Ấn Độ Dương, uy hiếp mạnh đến lãnh thổ Iran ở vịnh Ba Tư.

Đáp trả, Iran cũng triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên 3 đảo Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa, nằm ở lối vào eo biển Hormuz, với ý định phong tỏa tuyến đường vận chuyển dầu từ Vịnh Ba Tư, nơi mà 21% lượng dầu thô vận chuyển trên thế giới phải đi qua.

Giới chuyên gia cho rằng, bằng cách triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên ba hòn đảo, Iran rõ ràng đang chứng minh sự sẵn sàng hành động quyết đoán, đồng thời ám chỉ với Hoa Kỳ về những hậu quả có thể xảy ra về một cuộc “Chiến tranh vùng Vịnh” mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

'Chiêu hiền đãi sĩ'

GD&TĐ - Cần cơ chế để giáo dục đại học có thể tập hợp được nhiều tinh hoa trong giới nghiên cứu, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo...

Trung úy Đỗ Văn Linh giảng dạy cho hàng nghìn học sinh trên cả nước. Ảnh: NCCC

Lớp học 0 đồng của Trung úy Công an

GD&TĐ - Với trên 250 nghìn người theo dõi, gần 3 triệu người truy cập mỗi tháng, Fanpage “Ôn thi cùng Linhteacher99” trở thành lớp học online môn Văn miễn phí của nhiều giáo viên và học sinh trong cả nước.

Minh họa/INT

Môi trường số an toàn

GD&TĐ - “Bình dân học vụ số” phải là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là mệnh lệnh của trái tim, là tư duy thông minh của khối óc, hành động quyết liệt của mỗi người dân...