Ông Stoltenberg nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hôm 18/2, Tổng thư ký NATO cho biết Ukraine phải 'thắng thế với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền' trước khi có thể gia nhập NATO.

Ông Jens Stoltenberg phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich ở Munich, Đức, ngày 18/2/2023. (Ảnh: AP / Sven Hoppe)
Ông Jens Stoltenberg phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich ở Munich, Đức, ngày 18/2/2023. (Ảnh: AP / Sven Hoppe)

Phát biểu trước một hội thảo tại Hội nghị An ninh Munich, ông Jens Stoltenberg nói, “quan điểm của NATO về tư cách thành viên của Ukraine không thay đổi. Năm 2008, chúng tôi nhất trí Ukraine sẽ trở thành một thành viên của liên minh và đó vẫn là lập trường của chúng tôi.”

“Tất nhiên, điều quan trọng bây giờ là đảm bảo Ukraine thắng thế với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Bởi vì nếu không có Ukraine với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, thì sẽ không có cách nào để thảo luận về bất kỳ mối quan hệ nào giữa NATO và Ukraine trong tương lai” – ông nói tiếp và cho biết cuộc thảo luận này sẽ diễn ra khi cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine được giải quyết.

NATO từ lâu đã khẳng định tất cả các thành viên tương lai sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế, lãnh thổ hoặc sắc tộc còn tồn tại một cách hòa bình trước khi gia nhập liên minh.

Quân đội Ukraine hiện đang được huấn luyện ở nhiều quốc gia NATO và các thành viên của khối cung cấp cho Kiev vũ khí và thông tin tình báo.

Đầu tháng này, ông Stoltenberg nói với báo giới rằng các nước NATO đã chuyển khoản viện trợ tài chính và quân sự trị giá khoảng 120 tỷ USD cho Ukraine. Ông Stoltenberg cũng cam kết rằng sự hỗ trợ này sẽ tiếp tục vô thời hạn, ngay cả khi có nguy cơ “gây leo thang”.

Tuy đến nay tư cách thành viên chính thức vẫn nằm ngoài tầm với của Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov nói với BBC vào tháng trước rằng đất nước của ông đã trở thành thành viên NATO “trên thực tế” và “trong tương lai gần, sẽ trở thành thành viên của NATO một cách hợp pháp”.

Việc Ukraine gia nhập NATO có khả năng sẽ khiến nhiều lãnh thổ Nga nằm trong tầm tấn công của các tên lửa tầm trung của khối.

Do đó, Điện Kremlin coi đây là mối đe dọa an ninh quốc gia không thể chấp nhận được. Bất kỳ cuộc xung đột Nga - Ukraine nào trong tương lai cũng sẽ kéo phần còn lại của liên minh vào cuộc chiến công khai với Moscow.

“Phi quân sự hóa” Ukraine và thiết lập nước này như một quốc gia trung lập là 2 mục tiêu được Nga viện dẫn cho hoạt động quân sự của nước này, được phát động khoảng một năm trước.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.