Ông Putin yêu cầu đưa ra biện pháp loại bỏ hậu quả cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu tại Nga

GD&TĐ - Theo trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giao nhiệm vụ cho chính phủ phát triển các biện pháp để loại bỏ những hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vào tháng 11.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Sau cuộc họp ngày 20/10 với các thành viên nội các, một danh sách các chỉ thị của Tổng thống Putin được đưa ra. Theo đó, chính phủ Nga sẽ phát triển một loạt các biện pháp để xóa bỏ các nguy cơ hình thành tại Nga do hậu quả tiêu cực của thâm hụt năng lượng tại các nước châu Âu, đặc biệt là sự mất ổn định của thị trường phân đạm, sản phẩm kim loại và thực phẩm.

Ngày 1/11 được ấn định là thời hạn phải hoàn thành nhiệm vụ, trong đó Thủ tướng Mikhai Mishustin được chỉ định phải chịu trách nhiệm.

Cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu trở nên tồi tệ vào mùa thu năm nay sau khi giá khí đốt giao ngay vượt qua mức 1.000 USD/1.000 mét khối và đạt mức 2.000 USD/1.000 mét khối trong bối cảnh các cơ sở lưu trữ khí đốt chiếm tỷ lệ rất thấp.

Những người theo dõi thị trường tin rằng một loạt các yếu tố đã gây ra cuộc khủng hoảng. Một trong số đó là sự gia tăng nhu cầu khí đốt ở châu Á, khiến giá trên thị trường châu Á tăng cao hơn. Ngoài ra, một làn sóng vận chuyển từ thị trường châu Âu cũng làm giá cả tăng lên. Tuy nhiên, các kho chứa khí đốt xuống thấp nghiêm trọng đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động nghiêm trọng đến thị trường khí đốt.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.