Ông Lavrov: Mỹ không nên đùa giỡn với các ranh giới đỏ

GD&TĐ - Mỹ không nên đùa giỡn với các ranh giới đỏ của Nga, người Mỹ biết rất rõ họ vượt qua cái gì, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 4/9.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ông Lavrov đưa ra bình luận trên với nhà báo Pavel Zarubin một ngày sau khi hãng thông tấn Reuters đưa tin Mỹ gần đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao tên lửa tầm xa JASSM cho Ukraine.

Đây là loại đạn không đối đất phù hợp để sử dụng trên máy bay chiến đấu F-16, chúng có thể được đưa vào gói hỗ trợ quân sự cho Kiev vào mùa thu, nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên về bất cứ điều gì. Người Mỹ đã vượt qua ngưỡng mà họ tự đặt ra. Họ đang bị xúi giục, và tất nhiên, Tổng thống Zelensky nhìn thấy điều này và lợi dụng nó” – ông Lavrov cho biết.

Ông nói rằng“bất kỳ ai cũng không nên đùa giỡn về ranh giới đỏ của chúng tôi. Họ biết rõ họ đang vượt qua cái gì".

Bộ trưởng Ngoại giao Nga lưu ý Mỹ đang bắt đầu mất đi cảm giác răn đe với Liên bang Nga, bởi vì Washington vốn luôn nghĩ rằng hành động của họ sẽ không bị trừng phạt.

Một lập trường như vậy đã phá hủy các nguyên tắc làm nền tảng cho các thỏa thuận Xô-Mỹ về ổn định chiến lược và các thỏa thuận này sau đó đã phát triển với Nga.

Ông Lavrov nói thêm rằng Mỹ coi các biện pháp "cứng rắn" liên quan đến Liên bang Nga là một lập luận bổ sung trong cuộc đấu tranh giành phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống. Điều này cũng phù hợp với logic của chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ.

Ngày 3/9, điều phối viên Nhà Trắng về Truyền thông Chiến lược John Kirby cho biết Mỹ sẽ công bố các biện pháp mới để hỗ trợ Ukraine trong những tuần tới, nhưng không nêu rõ số tiền.

Ngày 23/8, hãng thông tấn AP đưa tin chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ gửi cho Kiev một gói viện trợ quân sự mới trị giá khoảng 125 triệu USD.

Gói trên bao gồm tên lửa cho hệ thống phòng không, đạn dược cho hệ thống tên lửa HIMARS, Javelin và một số tên lửa chống tăng khác, đạn pháo 155 và 105 mm và các thiết bị khác.

Ngày 15/8, Lầu Năm Góc cho biết Washington tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev ngay cả sau cuộc tấn công của quân đội Ukraine ở khu vực Kursk. Ngoài ra, Mỹ đang đào tạo phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16 trong chiến đấu.

Các nước phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong bối cảnh Liên bang Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ Donbass, bắt đầu vào ngày 24/2/2022.

Quyết định về chiến dịch này được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra do tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn do quân đội Ukraine tăng cường pháo kích.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ