Ôn tập môn Hóa học thi Tốt nghiệp THPT: 3 vấn đề chính học sinh cần lưu ý

GD&TĐ - Cô giáo Huỳnh Thị Thanh Hương - Tổ trưởng tổ chuyên môn Trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng) đã lưu ý 3 vấn đề chính cho học sinh khi ôn tập môn Hóa học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo cô Huỳnh Thị Thanh Hương, chương trình môn Hóa học cấp THPT gồm hai phần chính là Hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ. Kiến thức trọng tâm trong đề thi tốt nghiệp THPT đều thuộc chương trình Hóa học lớp 12, số câu hỏi liên quan đến chương trình Hóa học lớp 11 hầu như rất ít và chủ yếu ghép vào dạng câu hỏi tổng hợp kiến thức.

Để các em có cái nhìn bao quát về đề thi, nội dung các câu hỏi, mức độ nhận thức tương ứng với mỗi câu hỏi, dạng hỏi, … cô Hương đã tổng hợp kiến thức cần nắm theo bảng sau. Cụ thể: 

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC

NỘI DUNG

DẠNG

LỚP

MỨC ĐỘ

Đại cương về kim loại

- Tính chất vật lí: Dẫn nhiệt, dẫn điện, tính cứng, nhiệt độ nóng chảy, ... cao nhất, thấp nhất, tốt nhất, kém nhất.

- Xác định tính khử mạnh, yếu nhất của các kim loại, tính oxi hóa mạnh, yếu nhất của các ion kim loại.

- Tính chất hóa học: Phản ứng được với phi kim, nước, dung dịch muối.

- Nguyên tắc, phương pháp điều chế: Xác định kim loại được điều chế/không được điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân.

Lý thuyết

12

Nhận biết

Kim loại kiềm và hợp chất

- Công thức, tên gọi của kim loại kiềm, hợp chất của kim loại kiềm.

- Tính chất hóa học: Các chất hoặc dung dịch phản ứng được với kim loại kiềm và hợp chất giải phóng khí, tạo kết tủa, ...

Lý thuyết

12

Nhận biết

Kim loại kiềm thổ và hợp chất

- Công thức của và tên gọi của kim loại kiềm thổ và hợp chất, ứng dụng (lưu ý các hợp chất của Ca).

- Tính chất hóa học: Các chất hoặc dung dịch phản ứng được với kim loại kiềm thổ và hợp chất giải phóng khí, tạo kết tủa, ...

- Nước cứng và chất làm mềm nước cứng.

Lý thuyết

12

Nhận biết

Nhôm và hợp chất

- Nhôm và hợp chất tác dụng được với chất, dung dịch chất nào giải phóng khí, tạo kết tủa, ...

- Tên gọi, công thức của hợp chất nhôm, ứng dụng.

Lý thuyết

12

Nhận biết

- Bài tập xác định kim loại nhôm, hợp chất của nhôm, tính toán lượng chất phản ứng, tạo thành (Trừ dạng phản ứng tạo thành và hòa tan kết tủa).

Bài tập

Thông hiểu

Sắt và hợp chất

- Xác định số oxi hóa, hóa trị của sắt trong hợp chất. Công thức, tên gọi của hợp chất sắt, ứng dụng.

- Tính chất hóa học: Tác dụng được với chất nào, tạo kết tủa, giải phóng khí, ...

Lý thuyết

12

Nhận biết

Crom và hợp chất

- Xác định số oxi hóa của crom trong hợp chất. Công thức, tên gọi của hợp chất crom.

- Sự thay đổi màu sắc của dung dịch muối cromat, đicromat trong môi trường axit, môi trường kiềm.

Lý thuyết

12

Nhận biết

Hóa học và môi trường

- Công thức, tên gọi của khí gây độc hại với người, vật, gây ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết

12

Nhận biết

Sự điện li

- Phân loại chất điện li mạnh, yếu.

- pH của dung dịch, tính bazơ, axit,

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.

Lý thuyết

11

Nhận biết

Este và chất béo

- Tên gọi của este đơn giản từ 2C - 4C.

- Công thức, tên gọi của chất béo; công thức muối thu được khi thủy phân chất béo.

Lý thuyết

12

Nhận biết

- Bài tập về hỗn hợp este: Hỗn hợp hai este của ancol, hoặc của phenol tham gia phản ứng thủy phân, đốt cháy; tính lượng chất phản ứng, tạo thành.

- Bài tập về chất béo và axit béo: Tính toán lượng chất thông qua phản ứng thủy phân và đốt cháy hỗn hợp.

Bài tập

Vận dụng

- Bài tập về hỗn hơp este: Xác định công thức, tính lượng chất thông qua 2, 3 loại phản ứng.

Vận dụng cao

Cacbohiđrat

- Thành phần cấu tạo: Số nguyên tử C, H, O.

- Phân loại (mono, đi, polisaccarit).

- Công thức phân tử, tính chất hóa học.

Lý thuyết

12

Nhận biết

- Xác định cacbohiđrat dựa vào trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng.

- Xác định phát biểu đúng/sai về tính chất vật lý, hóa học.

Thông hiểu

- Đốt cháy hỗn hợp cacbohiđrat Cn(H2O)m (lưu ý đặc điểm số mol O2 phản ứng bằng số mol CO2 tạo thành); phản ứng tráng gương, lên men, cộng hiđro, thủy phân, phản ứng với HNO3.

Bài tập

Amin, amino axit, peptit

- Môi trường của dung dịch amin, amino axit (làm quỳ tím hóa đỏ, hóa xanh).

- Tính chất hóa học.

- Cấu tạo phân tử: Số nguyên tử, số nhóm, số liên kết petit.

Lý thuyết

12

Nhận biết

Xác định phát biểu đúng, sai về tính chất vật lý, hóa học.

Thông hiểu

- Xác định amin, amino axit, tính lượng chất phản ứng, tạo thành.

Bài tập

Polime và vật liệu polime

- Xác định polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp, trùng ngưng.

- Nhận diện được polime tổng hợp, nhân tạo, thiên nhiên.

Lý thuyết

12

Nhận biết

- Xác định số polime có những điểm chung như phân loại (thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo), phương pháp điều chế (trùng hợp, trùng ngưng), cấu tạo (polieste, poliamit, mạch nhánh, không nhánh, mạng không gian).

Thông hiểu

Hiđrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxxylic

- Xác định hiđrocacbon làm mất màu dung dịch brom, tác dụng được với H2, AgNO3/NH3, ...

Lý thuyết

11

Nhận biết

- Tính chất của các hợp chất hữu cơ từ hiđrocacbon đến axit cacboxylic: Phản ứng với Na, AgNO3/NH3, NaOH, ...

- Thí nghiệm hóa hữu cơ 11.

Thông hiểu

Tổng hợp

- Tổng hợp kiến thức về kim loại: Đại cương về kim loại, tính chất của kim loại và hợp chất.

Lý thuyết

12

Thông hiểu

- Kim loại kiềm thổ, kiềm thổ: Xác định kim loại, tính toán lượng chất phản ứng, tạo thành.

Bài tập

- Tổng hợp kiến thức về hóa hữu cơ: Xác định số phát biểu đúng/sai về este; cacbohiđrat; amin, amino axit, peptit, polime liên quan đến kiến thức thực tế.

Lý thuyết

Vận dụng

- Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ: Xác định số phát biểu đúng/sai về phản ứng hóa học, tỉ lệ mol các chất tham gia, tạo kết tủa, khí, chất rắn, ...

Lý thuyết

- Hỗn hợp kim loại, oxit, muối: Xác định chất, tính lượng chất thông qua hai giai đoạn phản ứng; khử oxit kim loại; sự biến thiên lượng kết tủa BaCO3, CaCO3 được biểu diễn bằng đồ thị; phi kim phản ứng với axit nitric.

Bài tập

Tiến hành thí nghiệm kiến thức hóa hữu cơ theo các bước. Xác định số phát biểu đúng, sai/5, 6 phát biểu.

Lý thuyết

Vận dụng cao

Xác định công thức của este, axit, ancol trong sơ đồ chuyển hóa. Từ đó chỉ ra số phát biểu đúng, sai/5, 6 phát biểu.

Lý thuyết

Bài tập tổng hợp kiến thức vô cơ: Trong đó có dạng bài nhiệt phân muối: Xác định công thức muối, tính thành phần nguyên tố, lượng chất phản ứng, tạo thành.

Bài tập

Bài tập tổng hợp kiến thức về chất hữu cơ: Hỗn hợp chất hữu cơ axit, ancol, amin, ... tham gia các phản ứng thủy phân, đốt cháy, tính lượng chất phản ứng.

Bài tập

Cô Hương cho rằng, dựa trên bảng tổng hợp này, các em học sinh sẽ làm ba việc chính.

Cụ thể, Thứ nhất, tự hệ thống hóa lại các điểm kiến thức, ở mỗi điểm kiến thức nên giải quyết các câu hỏi liên quan trong các đề thi thử, đề minh họa để liên hệ, giúp cho việc nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức.

Ôn tập môn Hóa học thi Tốt nghiệp THPT: 3 vấn đề chính học sinh cần lưu ý ảnh 1
Click vào ảnh để xem nội dung.

"Thứ hai, thường xuyên sưu tầm các bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong các đề thi thử, đề minh họa năm 2021, tự giải và tham khảo phương pháp giải hay, giải nhanh từ thầy cô, bạn bè, các trang mạng, ... để tiếp cận việc giải bài tập với thời lượng ngắn nhất có thể", cô Hương nhắn nhủ.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Việc thứ ba, giải đề thi thử hoàn chỉnh số 1, tự phân bố thời lượng cho mỗi câu hỏi và chấm điểm cho đến đề số n, nếu điểm số (tăng dần) tỉ lệ nghịch với thời gian làm bài (giảm dần) thì các em đã trải qua một quá trình ôn luyện hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.