Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô

GD&TĐ - Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay một số khu vực nguồn nước dưới đất ở một số nơi đang bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu phục hồi.

Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô

Tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã hình thành 3 phễu hạ thấp mực nước lớn (TP Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định); năm 1995 diện tích hình phễu hạ thấp mực nước chỉ có 195km2, đến nay đã tăng lên 2.900 km2, có một số nơi tốc độ hạ thấp 0,8m/năm. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành 2 phễu hạ thấp mực nước lớn (TP Hồ Chí Minh và bán đảo Cà Mau); năm 1995 diện tích phễu hạ thấp mực nước tăng 6.900 km2, đến nay tăng lên gần 15.000 km2, cá biệt có điểm tốc độ hạ thấp đến trên 1m/năm.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô, nhiều nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm. Nguồn nước mặt ở khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm trầm trọng như: Lưu vực sông Nhuệ Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các cơ sở sản xuất khu công nghiệp, các đô thị không được xử lý vẫn xả ra môi trường vào nguồn nước.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Những thách thức này đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách với công tác quản lý nguồn nước, đặc biệt là các vấn đề về biến đổi khí hậu, hạn hán, nước biển dâng…

Dự báo về tình trạng này, ông Bảy cho biết, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tài nguyên nước. Trong năm qua, các hiện tượng bất thường của khí hậu, thời tiết đã xảy ra liên tục. Mùa khô ngày càng kéo dài, hạn hán gây thiếu nước xảy ra trên diện rộng liên tục từ năm 2008 đến nay, không chỉ xảy ra ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc mà ngay cả ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo PGS.TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của nhân loại và là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển bền vững. Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước từ lâu đã trở thành nội dung quan trọng ở các diễn đàn quốc tế, khu vực, ở mỗi quốc gia, dần trở thành mục tiêu, tôn chỉ cho nhiều cơ chế hợp tác vùng, liên vùng - liên lục địa trên thế giới và trong khu vực.

Trước sức ép của quá trình phát triển kinh tế và gia tăng dân số, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái và cạn kiệt. Trong khi đó, tình trạng quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước ở các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết mới có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.