Ồ ạt nhập cảnh trái phép

GD&TĐ - Tại buổi giao ban trực tuyến hôm 20/1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nêu con số đáng để giật mình: Hiện mỗi ngày có hàng trăm người nhập cảnh trái phép qua đường tiểu ngạch, cá biệt có ngày lên đến 500 người
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Họ là những công dân Việt Nam đi làm ăn ở nước ngoài, bị mắc kẹt do dịch Covid-19, nay trở về quê ăn Tết, bất chấp những mối hiểm nguy phải đối mặt khi tìm đường về quê trong thời điểm năm cùng tháng tận này. 

Điểm đáng lưu ý với dòng người nói trên là, không phải tất cả số người này đi làm ăn ở các nước có đường biên với nước ta mà phần lớn lại trở về từ những quốc gia xa xôi, có khi cách đất mẹ nửa vòng Trái đất! Bộ trưởng Long nêu lý do là một số nước trong khu vực Đông Nam Á có mở đường bay đến và đi từ các nước châu Âu nên có số người Việt đi trên những chuyến bay này.

Rời các sân bay họ vừa đáp xuống, số người này tìm cách “móc nối” với các nhóm chuyên dắt mối nhập cảnh trái phép theo đường tiểu ngạch về nước.

Trong số hàng trăm người đi theo đường tiểu ngạch nói trên, đã có trường hợp nhiễm Covid-19 sau khi lực lượng tuần tra biên giới phát hiện và đưa đi xét nghiệm. Mối nguy hại về sự lây lan dịch Covid-19 vẫn treo lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người Việt đang sống yên ổn từ số người nhập cảnh trái phép nói trên.

Thông tin từ các nước đang bùng phát dịch cho thấy, dịch Covid-19 không chỉ lây lan với tốc độ chóng mặt trong những ngày đầu năm mà còn biến chủng khiến các nhà nghiên cứu sản xuất vắc-xin càng thêm lao tâm khổ tứ.

Trước mối nguy hại rình rập này, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị tạm dừng một số đường bay từ các nước, hạn chế tối đa người nhập cảnh từ nước ngoài về. Chính sự thắt chặt này trong những ngày cả nước chuẩn bị đón Tết Tân Sửu càng làm cho một số người Việt xa quê thêm sốt ruột, khiến họ bất chấp nguy hiểm, thậm chí có thể bị khởi tố, để tìm đường hồi hương.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đưa ra thông báo từ Ban phòng chống dịch Trung ương là từ nay siết chặt thêm việc kiểm soát dịch bệnh bằng cách bắt buộc hành khách nhập cảnh bằng đường hàng không đều không được cách ly ngắn ngày, cách ly tại nhà như trước đây mà tất cả đều phải cách ly tập trung, trừ các nhà ngoại giao do Bộ Ngoại giao quyết định.

Về nước ăn Tết, sum họp với gia đình, nhất là những người do hoàn cảnh mà họ phải chia xa từ hơn một năm nay là điều chính đáng. Từ nhiều tháng qua, Chính phủ đã tạo điều kiện cho ngành hàng không bay hàng trăm chuyến bay giải cứu đồng bào bị mắc kẹt ở các nước.

Tuy nhiên, vì số lượng quá đông nên không thể đáp ứng hết mọi yêu cầu. Tìm đường về nước bằng đường tiểu ngạch là cách đi nguy hiểm. Nhưng nếu có lỡ đi như thế thì nên khai báo và đi cách ly 14 ngày theo quy định của Ban phòng chống dịch chứ không nên lén lút về nước rồi lây nhiễm ra cộng đồng như một số trường hợp mới đây.

Còn hơn 15 ngày nữa mới đón Tết Tân Sửu, nên không việc gì phải trốn tránh cách ly tập trung để rồi có thể nhận lãnh những hậu quả đáng tiếc. Bệnh nhân 1440 vừa bị khởi tố bị can, có thể sẽ phải đối mặt với mức án dài hơn rất nhiều lần 14 ngày tập trung cách ly. Những ai có ý định nhập cảnh trái phép và gieo rắc dịch bệnh nên soi vào “tấm gương” ấy để mà hành xử sao cho phải đạo.

Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.