Ngoài các vấn đề trên, các bệnh như vẩy nến, chàm, cháy nắng.. càng làm tăng thêm các vết nứt gẫy cho gót chân.
Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ, khi vết nứt phát triển sâu hơn, nó sẽ khiến bạn đau đớn khi đi đứng, thậm chí không chịu nổi. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào những vết nứt đó, gót chân sẽ bị nhiễm trùng.
Do đó bạn cần phải đối phó với vết chân nứt nhanh chóng trước khi vấn đề thêm nghiêm trọng. Bạn có biết gót chân nứt liên quan những vấn đề gì về sức khỏe không?
Da khô: Đây là nguyên nhân chính khiến da bị khô nứt, hiện tượng này xảy ra khi da của bạn mất quá nhiều chất nhờn và nước.
Bàn chân chịu quá nhiều áp lực. Da khô là một trong những dấu hiệu đầu tiên khiến bàn chân gặp rắc rối. Khi chịu thêm áp lực, da sẽ dễ bị nứt nẻ.
Nấm chân. Đây là một bệnh nhiễm nấm có thể ảnh hưởng tới bàn chân. Nấm này có thể phát triển ở vùng da ẩm ướt, ấm áp và khi đó bàn chân là nơi hoàn hảo để nấm gia tăng. Bệnh nấm bàn chân rất dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm hoặc gián tiếp qua tất, giày dép..
Bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là một tình trạng xuất hiện do các vết bẩn, sẹo, những mảng đỏ xuất hiện trên da. Bệnh này có thể khiến các vết nứt càng phát triển ở gót chân.
Bệnh chàm da: Bệnh chàm da khiến da bị sưng lên, nó khiến da khô, đỏ, ngứa và nứt nẻ. Các yếu tố như stress, xà phòng, dị ứng thực phẩm và thậm chí thời tiết cũng có thể gây ra tình trạng này.
Bệnh đốm nứt Plantar thiếu niên: Đây là một vấn đề về da ảnh hưởng tới bàn chân trẻ em. Khi mắc bệnh này, khu vực da bị bệnh sẽ bóng lên. Chân ra mồ hôi và đi dép xăng đan hở sẽ càng làm tăng ma sát và khiến bệnh nặng hơn.
Cháy nắng: Bạn có biết rằng những tia cực tím từ mặt trời có thể gây hại cho da. Dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến da đỏ, rát và bong ra trong vài ngày. Điều này cũng khiến cho gót chân nứt nẻ.