Nuôi lợn để lấy tạng ghép cho người

Một công ty công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu cách nuôi các cơ quan nội tạng lợn để sử dụng cho con người và đạt được một số thành công ban đầu.

Lợn là lựa chọn phù hợp nhất cho để cấy ghép nội tạng cho con người.
Lợn là lựa chọn phù hợp nhất cho để cấy ghép nội tạng cho con người.

Theo Popular Science, các nhà nghiên cứu đến từ Revivcor, một chi nhánh của công ty United Therapeutics ở Maryland, Mỹ, đang điều chỉnh cơ chế sinh học ở lợn để khiến chúng phát triển cơ quan nội tạng phù hợp với con người.

Mỗi năm, có khoảng 8.000 người chết trong khi chờ cấy ghép nội tạng do cầu vượt quá cung. Trong quá khứ, các bác sĩ đã cố gắng đưa tim và gan lợn vào cơ thể người. 

Tuy nhiên, những thử nghiệm này không đem lại kết quả tốt. Nguyên nhân là cấy ghép nội tạng từ loài khác sẽ kích hoạt phản ứng mạnh mẽ từ hệ miễn dịch của người nhận. Ngay cả những loại thuốc ức chế miễn dịch hiệu quả nhất cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn cá phản ứng này.

Cách đây 4 năm, United Therapeutics bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu cấy ghép nội tạng lợn. Theo công ty này, lợn là ứng cử viên hợp lý nhất cho việc cấy ghép bởi nội tạng của chúng có kích thước phù hợp và dễ tìm nguồn cung cấp.

Đầu năm 2000, một nhà nghiên cứu, sau này là nhà đồng sáng lập Revivcor, đã tìm ra cách ức chế loại đường ở lợn có khả năng kích hoạt phản ứng đào thải tức thì ở cơ thể người nhận. 

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tại Revivcor đang nghiên cứu cách đưa gene người vào lợn. Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá khả thi bởi cơ thể lợn có nhiều chức năng tương tự con người.

Nhóm nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu nhất định. Vào tháng 6, các nhà khoa học đã ghi nhận một quả thận lợn được cấy ghép trên khỉ đầu chó có thể duy trì trong 136 ngày. 

Theo một bác sĩ cấy ghép ở Viện tim, phổi và huyết học Mỹ, một trái tim lợn của Revivcor đã lập nên kỷ lục mới khi tồn tại hai năm rưỡi trong cơ thể khỉ đầu chó.

Phổi, bộ phận thử nghiệm tiếp theo, là cơ quan rất khó cấy ghép vì chứa nhiều mạch máu và chịu tác động lớn từ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, Revivcor hy vọng có thể thực hiện thành công ca cấy ghép phổi từ lợn sang người đầu tiên trong vài năm tới.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.