Nữ tiến sĩ “ức chế” Alzheimer

Nữ tiến sĩ “ức chế” Alzheimer

Thành tựu từ đam mê

TS Trần Phương Thảo là một trong 10 gương mặt được vinh danh giải thưởng Quả cầu vàng 2019 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng. 

Ở tuổi 35, TS Thảo đã công bố 12 bài báo đăng trên tạp chí SCI. Chị là báo cáo viên tại 7 hội thảo quốc tế chuyên nghành (AIMEC 2015, TETW2014, PSK2013…) và là đồng tác giả của 9 bài báo tạp chí quốc gia và quốc tế. 

Ngoài ra, chị đang chủ trì 1 đề tài cấp Nhà nước (Nafosted) và là thư ký khoa học, thành viên nghiên cứu chủ chốt của 2 đề tài cấp Nhà nước khác.

TS Thảo đam mê nghiên cứu khoa học từ thời sinh viên. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Dược Hà Nội, chị săn học bổng du học để theo đuổi đam mê của mình và nhận được học bổng toàn phần của ĐH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Thời điểm đó, chồng chị cũng nhận được học bổng tại quốc gia này.

Chị Thảo kể: "Tôi bắt đầu tiếp xúc với người bệnh Alzheimer trong quá trình làm nghiên cứu sinh ở Hàn Quốc. Trong quá trình học tại trường, tôi nhận thức được về căn bệnh này. Đọc báo cáo, đưa ra các ý tưởng và may mắn được nghiên cứu, phát triển thuốc mới điều trị căn bệnh Alzheimer - suy giảm trí nhớ ở người. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa tìm được thuốc chữa trị tận gốc căn bệnh này.

Năm 2015, tôi trở về Việt Nam giảng dạy và tiếp tục theo đuổi nghiên cứu. Tại đây, tôi cùng cộng sự tìm ra một số dẫn chất mới có khả năng gây ức chế enzyme Glutaminyl cyclase - một trong các tác nhân gây ra bệnh Alzheimer. 

Enzyme này có vai trò trong việc giảm tạo thành những mảng bám trong não bộ của người suy giảm trí nhớ. Chỉ là mình đưa ra hướng tìm hiểu mới, nhưng nếu nhiều người cũng tìm hiểu như thế sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình tạo ra thuốc điều trị.

Tôi đang kết hợp với thầy giáo ở Hàn Quốc với mong muốn bước đầu thử nghiệm lâm sàng. Đưa vào thử nghiệm được trên người hay không còn là bước rất dài nữa. Tôi không tính được thời gian bao lâu có thể đưa vào thử nghiệm, bởi trong nghiên cứu thuốc nếu sai một giai đoạn có thể phải làm lại từ đầu".

TS Thảo cho biết, Alzheimer là căn bệnh gây ra hội chứng suy giảm trí nhớ, diễn biến theo thời gian và ảnh hưởng đến toàn bộ các chức năng của não bộ. Hiện trên thế giới chưa có thuốc điều trị tận gốc căn bệnh này mà chỉ điều trị triệu chứng. Chị mong muốn tìm ra được chất ngăn chặn nguy cơ gây bệnh để điều trị tận gốc.

Đề tài cấp Nhà nước về chữa trị bệnh ung thư do TS Trần Phương Thảo chủ trì là một trong những đề tài được chị dành nhiều tâm sức. Chị và cộng sự đặt ra mục tiêu sẽ tìm ra những chất mới hoạt hóa Enzym caspases, qua đó góp phần thúc đẩy chu trình chết tự nhiên của các tế bào ung thư.

Đề tài do quỹ Nafosted của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí nghiên cứu trong giai đoạn từ 2017 - 2020. Với đề tài này, TS Thảo và nhóm cộng sự đã vượt tiến độ cả về thời gian, sản phẩm cũng như số bài báo đăng (quốc tế và trong nước).

Hy vọng giúp được nhiều người

Sau gần 6 năm, cùng các cộng sự, TS Thảo tìm thấy một số dẫn chất mới có khả năng gây ức chế Enzyme Glutaminyl cyclase - một trong các tác nhân gây bệnh Alzheimer. 

Hiện các chất tiềm năng trong nghiên cứu của TS Thảo đã bước qua giai đoạn thử nghiệm ban đầu, tiếp tục thử sâu hơn trên động vật. Chị hy vọng trong tương lai gần sẽ có hoạt chất thử nghiệm trên người để sớm ra đời loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả.

Từ 2018 đến nay, TS Trần Phương Thảo đã có tới 40 bài báo khoa học, trong đó 19 bài trên các tạp chí quốc tế; 6 bằng phát minh, sáng chế quốc tế (Hàn Quốc) và nhiều báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Tiến sĩ Thảo đã giành được nhiều giải thưởng danh giá dành cho nhà khoa học trẻ như: Giải thưởng Khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng 2019 lĩnh vực công nghệ y dược; Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2019 lĩnh vực nghiên cứu khoa học; Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2019; Giải thưởng quốc tế L’Oreal - UNESCO Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học năm 2017.

"Tôi mong muốn tìm ra bước phát triển mới trong công trình của mình. Nghiên cứu này có thể dừng lại ở nghiên cứu lâm sàng, nhưng tôi mong thế hệ sau có thể đưa vào sử dụng. 

Bạn biết đấy, có các học thuyết có thể hàng chục, hàng trăm năm sau mới được chứng minh lại đúng hoặc không đúng", TS Thảo chia sẻ

Không chỉ có đề tài này, TS Thảo còn tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khác về các dẫn chất kháng ung thư và đạt được kết quả xuất sắc. 

Có thể kể đến các nghiên cứu như "Thiết kế, tổng hợp, thử tác dụng ức chế histone deacetylase và tác dụng kháng ung thư của các dẫn chất kiểu lai hóa quinazolin-acid hydroxamic"; "Tổng hợp và thử tác dụng kháng ung thư của một số dẫn chất acylhydrazon mới mang khung quinazolinon"; "Tổng hợp và thử tác dụng kháng ung thư của một số dẫn chất 1H-indazol-6-amin"...

Hiện ở Trường ĐH Dược Hà Nội, TS Thảo vừa làm giảng viên, vừa làm giáo vụ, vừa nghiên cứu khoa học. Chị cho rằng, những nghiên cứu này nếu được đầu tư nghiên cứu tiếp, sẽ có bước phát triển xa hơn, để có thể đến gần hơn với việc tìm ra thuốc điều trị ung thư sử dụng được trên người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.