Nơi vượt qua “bài kiểm tra” Covid-19

GD&TĐ - Năm 2020, Indonesia trải qua cuộc suy thoái đầu tiên trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế của Indonesia ở mức tương đối khiêm tốn là 2,1%.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Đại dịch Covid-19 được coi là “bài kiểm tra” các khía cạnh của Indonesia, từ quản trị, thể chế, đến khả năng phục hồi kinh tế, hệ thống y tế, sự gắn kết xã hội... Song, điều quan trọng là quốc gia này đã vững vàng trước làn sóng Covid-19. Bộ máy hành chính và chính trị vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp những căng thẳng sâu sắc về kinh tế và xã hội.

Năm 2020, Indonesia trải qua cuộc suy thoái đầu tiên trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế của Indonesia ở mức tương đối khiêm tốn là 2,1%. Kinh tế tại quốc gia này đang dần phục hồi vào năm 2022, với mức tăng trưởng ước tính đạt 3 - 3,5%.

Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, các nhà chức trách Indonesia đã phản ứng nhanh chóng. Ngân hàng Indonesia áp dụng chính sách tiền tệ độc đáo nhưng hiệu quả, một phần để hỗ trợ chính sách tài khóa thận trọng. Chính phủ cũng coi cuộc khủng hoảng như một cơ hội để ban hành chương trình cải cách kinh tế.

Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống y tế Indonesia từng quá tải bởi đại dịch. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 được công bố tại nước này là 53,3/100.000. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ tử vong thực cao hơn nhiều. Tỷ lệ tiêm chủng ở Indonesia trong thời gian đầu chậm cũng phản ánh sự bất bình đẳng về nguồn cung vắc-xin trên toàn cầu.

Hiện, việc bảo vệ mức sống, đặc biệt của người nghèo, là một thách thức lớn. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Indonesia đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng một mạng lưới an toàn xã hội.

Theo nghiên cứu của nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu SMERU Asep Suryahadi và cộng sự, có một sự suy giảm nhỏ đáng ngạc nhiên về mức sống. Nguyên nhân có lẽ là do nền kinh tế năm 2020 bị hạn chế.

Tuy nhiên, những chương trình hỗ trợ người nghèo được cho là đã phát huy tác dụng. Ban đầu, những chương trình này chỉ dành cho người nghèo thay vì cận nghèo. Tuy nhiên, chính phủ sau đó đã nỗ lực để mở rộng phạm vi hỗ trợ.

Theo thống kê, có khoảng 1/3 trẻ em trung học tại Indonesia sống trong các gia đình không kết nối Internet hoặc đăng ký vào các trường không có khả năng cung cấp giáo dục kỹ thuật số. Chắc chắn, hầu hết trẻ này đã gặp những bất lợi về giáo dục ngày càng tăng mà có thể không bao giờ được khắc phục, nếu không có các chương trình hỗ trợ cụ thể.

Bất chấp những thiệt hại nghiêm trọng trong đại dịch, Indonesia được coi là quốc gia không chịu “vết thương sâu sắc”. “Tính ổn định” trong các biểu hiện kinh tế và chính trị của quốc gia này tiếp tục là nền tảng của đời sống chính trị.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, chương trình phục hồi vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong bối cảnh nền kinh tế trước đại dịch đang chậm lại.

Nền giáo dục đang phát triển và thị trường lao động bất lợi cũng cần được khắc phục. Y tế công cộng và hệ thống nghiên cứu đòi hỏi đầu tư rất lớn. Mạng lưới an toàn xã hội cần được tăng cường. Có lẽ, đây là những câu hỏi mà Indonesia chưa thể đưa ra lời giải đáp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink.

Truyện ngắn: Viết tiếp giấc mơ

GD&TĐ - Chẳng hiểu sao ba mẹ lại treo ảnh Bác trên bàn thờ, ở vị trí cao nhất. Chòm râu dài, ánh mắt hiền từ và cái miệng cười mỉm trấn an tinh thần chị.
Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

GD&TĐ - ​Tạo nên sức mạnh Trường Sơn là tổng lực của cả dân tộc, của cả thời đại, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ.