Nỗi ưu tư của các ông chồng khi nhà có người giúp việc

GD&TĐ - Thường thì gia đình nào có người giúp việc trong nhà, thì mọi việc sẽ rất suôn sẻ, từ công việc nội trợ đến không khí gia đình. Khi đó mọi thành viên trong gia đình sẽ thấy đỡ mệt nhọc, thư thái hơn sau một ngày làm việc, học tập. Thế nhưng, đằng sau những ưu điểm đó là những nỗi khó xử của các ông chồng, mà chỉ có ai cùng hoàn cảnh mới thấu hiểu.  

Rất nhiều gia đình ở thành phố có nhu cầu thuê người giúp việc nhưng không phải ai cũng tìm được người ưng ý. Ảnh minh họa
Rất nhiều gia đình ở thành phố có nhu cầu thuê người giúp việc nhưng không phải ai cũng tìm được người ưng ý. Ảnh minh họa

Anh Thanh, nhà ở quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) tâm sự. Hai vợ chồng tôi, ai cũng làm ở công ty nước ngoài nên thời gian làm việc rất chặt chẽ. Từ khi sinh con thứ 2 hai gia đình anh không thể sắp xếp công việc nhà ổn thỏa nên tìm đến phương án tìm người làm.

Sau một thời gian tìm kiếm công phu cuối cùng bà xã anh Thanh cũng tìm được một chị tên Lý, quê tận Nghệ An. Những ngày đầu anh Thanh thấy Vợ anh cũng chỉ bảo tận tình những cống việc phải làm cho chị Lý, anh cũng thấy mừng, vì Vợ đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Thế rồi công việc chị Lý làm không như ý nên bà xã anh cằn nhằn chị hoài. Anh có khuyên ngăn Vợ: những người giúp việc thường là những người có trình độ văn hóa thấp, các sinh hoạt không theo quy củ, tính ngăn nắp thì ít bởi từ nhỏ đến lớn họ sống trong môi trường thiếu thốn, vất vả.

Việc vệ sinh, ngăn nắp là điều khó có thể thành thói quen trong thời gian ngắn. Nhưng chị cho rằng phải nghiêm khắc với họ nếu không sẽ khó đào tạo lắm.

Vì vậy, cứ đi làm về, bữa tối ngồi vào bàn ăn, anh và các con lại nghe : chị Lý ơi sao cái bát này dơ vậy, quần áo giặt kiểu gì đây, bụi bẩn đầy nhà thế kia…thôi thì 1001 sơ xuất mà vợ sẽ chỉ ra.

Đỡ hơn anh Thanh, anh Mạnh ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình lại được vợ chia sẻ những bức xúc với chồng bằng cách kể tội người làm. Rút kinh nghiệm từ những người bạn chuyên la lối, cáu kỉnh với người giúp việc nên họ thường nghỉ làm sau 1 đến vài tháng. Bà xã anh Mạnh đành nén nỗi bức xúc về cách làm việc bê bối của cô bé giúp việc và giải tỏa với anh hàng đêm trước khi đi ngủ.

Hàng đêm thay bằng đọc thơ, nghe nhạc, chia sẻ công việc cơ quan cùng với vợ thì anh lại được vợ ca cho nghe bản cải lương về cô bé người làm. Từ việc ăn uống không có ý tứ gì, đến việc toàn trốn nhà đi chơi, lười lắm anh ơi… …em tức quá.

Thương vợ bực bội sẽ hại tới sức khỏe anh nhẹ nhàng khuyên vợ: em cho cô bé giúp việc nghỉ anh sẽ phụ em một tay vì nhà mình chỉ có 2 vợ chồng đi làm cả ngày, con nhỏ cũng đi học đến tối mới về. Vậy là dính trưởng liền: “ anh tưởng em ngây thơ lắm à, cho nghỉ thì bao nhiêu việc lại đổ lên đầu em…”Biết làm sao đây vợ ơi???

Còn anh Hưng ở quận 2 thì tâm sự. Bà xã trước đây cũng khéo tay lắm. Đi làm về là hai vợ chồng lúi húi chuẩn bị các món ăn. Nhưng lâu nay nhà có người làm cùng với việc vợ anh thực hiện chế độ ăn khiêng, giảm cân nên toàn bộ việc nấu nướng của gia đình dược chị ủy thác cho chị người làm.

Vốn được ăn những món ăn thơm ngon, tinh tế của vợ từ trước nên giờ đây mỗi khi nghỉ tới bữa cơm chiều gồm những món “chém to, kho mặn” anh thấy ngán tận cổ.

Mới đầu mấy cha con nhăn nhó về những món rau vàng, gỏi mặn…đều bị lên lớp ngay: Từ từ chị ấy sẽ nấu ngon thôi. Mấy cha con phải để mẹ thoát khỏi mấy việc này thì mẹ mới có thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục chứ…

Vợ anh có biết rằng nấu ăn cũng như tình yêu vậy, phải có sự nhiệt tình, hết mình còn ở đây chị người làm chỉ muốn nấu cho xong bữa. Vả lại từ nhỏ đến lớn chị ấy chỉ có hai món luộc và kho thôi thì làm sao có thể làm cha con anh có thể vui vẻ khi đến bữa ăn được.

Anh Hưng bức xúc, không chỉ mình vấn đề ăn uống, sinh hoạt mà mấy năm nay, con gái lớn trong nhà chẳng hề biết đến những việc tề gia nội trợ. Trước đây còn biết phụ mẹ nhặt rau, rửa nồi, còn bây giờ sau 3 năm có người làm càng tệ hơn. Tết đến, chị người làm về. Vợ bận công việc sai con gái lớn đặt trước nồi cơm. Đến lúc ăn cơm vẫn còn nguyên gạo, con nói rằng con quên mất cách nấu.

Hàng ngày, ngay cả lấy một ly nước các con cũng gọi chị giúp việc bê lên lầu…Đã nhiều lần anh khuyên bảo con thì lại bị mẹ phản ứng: “Con bận học đã mệt lắm rồi. mất tiền thuê người để người ta phục vụ mình, mai sau cứ học cho giỏi, đỗ đạt, đi làm kiếu tiền thuê 2 người . Người dọn nhà, người nấu cơm thì việc gì phải tập làm nữa”.

Nỗi buồn của anh Tuấn, ở Bình Thạnh, khi nhà có một người giúp việc rất chuyên nghiệp thì lại khác hẳn. Anh cho rằng anh đã bị vợ bỏ bê cho người làm chăm sóc. Quá trình “chuyển giao quyền lực” của vợ cuối cùng đó là việc ủy quyền toàn bộ việc chăm lo chồng con sang cho chị người làm. Trước đây, mỗi khi đi làm hay họp hành, tiếp khách về muộn, vợ anh là người mở cửa đón chồng cùng một ly nước chanh mát lạnh, sau đó ngồi bên trò chuyện lúc ăn cơm.

Còn bây giờ, chị người làm vừa ra mở cửa vừa ngáp ngắn, ngáp dài. Lúc anh ngồi ăn cơm một mình (vợ đang xem đỡ bộ phim dài tập) thì nghe những câu hỏi ngây ngô của chị giúp việc: Em ơi, nếu có tội sao không cho người ta vào tù 1 vài năm mà lại treo họ lên hàng tháng vậy thì chịu sao được ( chị nói về trường hợp tội phạm bị hưởng án treo mấy tháng)…Thật bó tay chấm hết…

Chưa hết, từ khi giúp việc thành thạo, chồng đi làm mặc bộ nào cũng chị ta sắp sẵn, đi công tác cũng chị ấy sắp xếp đồ dùng… đau đầu có chị ấy biết uống loại gì mua thuốc ngay… Nói chung là từ A đến M là người làm lo hết, vợ chỉ còn đến Z mà thôi.

Ở các thành phố có người giúp việc trong nhà là điều rất bình thường. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại những công chức, nhân viên cũng như doanh nhân phải ra sức làm việc nên thời gian cho gia đình đã trở nên hiếm hoi. Việc trích một phần thu nhập để trả cho người giúp việc làm điều rất phù hợp.

Tuy nhiên, các bà vợ, những người đang nắm giũ chức năng sắp xếp trong gia đình không nên ủy thác toàn bộ công việc của một người vợ, người mẹ cho những người làm.  Hãy để họ được về đúng với tên gọi của nghề này” “người giúp việc”.

Theo Dân sinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ