Khả năng ngoại ngữ của các bạn trẻ Việt đã được nâng cao đáng kể
- Từ thực tế đào tạo tại British University Vietnam (BUV) và thời gian làm việc ở Việt Nam trong môi trường đại học, ông nhận định như thế nào về sinh viên Việt Nam?
Tôi đã đồng hành cùng 7 thế hệ sinh viên BUV. Qua mỗi năm, tôi lại thấy các bạn ngày càng tiến bộ hơn. Sinh viên Việt Nam tiếp thu tốt, giỏi Toán và các môn tự nhiên.
Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường tuyển dụng, chỉ như vậy là chưa đủ. Các em cần có khả năng giao tiếp và khối kỹ năng mềm, không chỉ đơn thuần là tiếp thu vấn đề mà cần có kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Đó cũng là những gì chúng tôi đang trang bị cho sinh viên tại BUV.
- Theo ông, đâu là điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay?
Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy,luôn có một bộ phận sinh viên lười học.Tôi quản lý đào tạo và cũng trực tiếp tham gia giảng dạy. Đã là thầy, lúc nào tôi cũng muốn học trò chăm chỉ hơn. Nếu là trước kia tôi có thể nói sinh viên Việt Nam kém ngoại ngữ nhưng điều đó không còn đúng nữa. Khả năng ngoại ngữ của các bạn trẻ Việt đã được nâng cao đáng kể.Bạn có thể thấy điều đó từ sinh viên của chúng tôi.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là phụ huynh và sinh viên Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục bậc cao.Họ chấp nhận đầu tư để giúp thế hệ trẻ thành công hơn trong tương lai và đạt được mục tiêu sau tốt nghiệp, đóng góp được nhiều hơn cho xã hội.
Một thực trạng là hiện nay không ít sinh viên ra trường không tìm được việc làm, trong khi đó nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, đặc biệt lao động chất lượng cao. Ông có thể chia sẻ quan điểm, lý giải nguyên nhân theo cách nhìn của mình về vấn đề này?
Sinh viên ra trường thường chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bởi có ít kinh nghiệm thực tế, thiếu các kỹ năng mềm và một số bị hạn chế về ngoại ngữ.
Tôi cho rằng, sinh viên cần có chương trình phát triển toàn diện, giúp các em trang bị đầy đủ kỹ năng và tự tin bước vào thị trường lao động, trong nước cũng như nước ngoài. Tại BUV,sinh viên có cơ hội thực tập từ năm nhất, thăm quan thực tế doanh nghiệp, tham dự hội thảo diễn thuyết bới các chuyên gia đầu ngành.
Ngay trong nội dung chương trình học, chúng tôi xây dựng theo mô hình các dự án thực tế như trong một doanh nghiệp thật, tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện... Quan trọng hơn, chúng tôi rèn luyện cho sinh viên có tinh thần chủ động học hỏi và sự bản lĩnh.
Ngoài ra, yêu cầu đầu vào tiếng Anh của BUV khá cao, và sau 3 năm học hoàn toàn bằng tiếng Anh với 100% giảng viên nước ngoài, sinh viên sẽ sở hữu vốn tiếng Anh phong phú, chuyên nghiệp và nổi bật trong môi trường quốc tế. Vì vậy, 100% sinh viên BUV tốt nghiệp đủ năng lực và tự tin để làm việc tại Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Làm giáo dục cần sẵn sàng đón những bạn trẻ “đang loay hoay tìm đường”
- Nói về chất lượng đào tạo, hiện nay nhiều trường đại học thuộc top đầu ở Việt Nam vẫn chọn cách tuyển sinh đầu vào khắt khe để chọn lọc sinh viên tốt. Tuy nhiên, ở Trường ĐH Anh quốc Việt Nam, yêu cầu với sinh viên chỉ là tốt nghiệp THPT và trình độ Tiếng Anh?Liệu điều này có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường hay không?
Đúng là yêu cầu tuyển sinh của chúng tôi khác với số đông các trường đại học tại Việt Nam, nhưng không hề dễ dàng. Trong khi nhiều trường tuyển sinh hoàn toàn dựa trên điểm tốt nghiệp thì BUV căn cứ vào cả điểm số, khả năng tiếng Anh và đặc biệt là tiềm năng phát triển của học sinh. Đó là những yếu tố đảm bảo các em có thể học tập, phát triển và đạt hiệu quả công việc tốt nhất.
Chúng tôi yêu cầu sinh viên có khả năng tiếng Anh tốt bởi đây là cầu nối giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với tri thức toàn cầu.Trong thời đại thế giới phẳng này, ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ làm việc và tạo ảnh hưởng tới người khác. Bên cạnh đó, để tồn tại, con người phải luôn thay đổi.
Tôi vẫn thường nói chuyện với sinh viên “I can take you to the door, but I need you to walk through the door”; tức làcung cấp môi trường tối ưu để tiến tới cánh cửa thành công, nhưng bản thân các bạn phải là người “bước qua cánh cửa”.Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tinh thần hợp tác, chủ động của chính người học.
Không có ai giỏi tất cả mọi thứ. Có những bạn giỏi Toán,Lý, Hóa, cũng có những bạn giỏi về âm nhạc, nhảy múa.Không đặt mục tiêu tìm kiếm những học sinh giỏi mà sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra những những người giỏi.
- Liên hệ rộng tới các trường ĐH cũng đang có đầu vào thấp ở Việt Nam, theo ông, điều gì là quan trọng nhất giúp các trường này vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra với điều kiện đầu vào không cao? Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của Trường ĐH Anh quốc Việt Nam?
Một trường đại học có nhiều sinh viên giỏi là một điều rất tuyệt vời và thuận lợi. Nhưng làm giáo dục, sẽ tuyệt vời không kém khi bạn đón những bạn trẻ “đang loay hoay tìm đường”, được các em tin tưởng và có cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ các em tìm ra thế mạnh và định hướng con đường tương lai.
Chúng tôi coi điều cốt lõi là thấu hiểu sinh viên, nắm bắt mong muốn và tạo động lực cho các em hiện thực hóa mong muốn đó.Bộ phận Định hướng và phát triển sinh viên cùng các giảng viên quốc tế dày dặn kinh nghiệm đồng hành với các em ngay từ những ngày đầu tiên bước vào trường.
Một loạt các hội thảo định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng mềm, các hoạt động xã hội… được tổ chức hàng kỳ.Các chuyến đi thực tế đa dạng cùng chương trình thực tập từ năm 1 mang đến cái nhìn chân thực về các ngành, về môi trường làm việc và giúp các em có động lực rèn luyện bản thân.
- Xin cảm ơn ông!