Tại châu Á, Trung Quốc có số SV Mỹ cao nhất, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ. Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Việt Nam, Singapore, Đài Loan và Indonesia nằm trong top 10 điểm đến học tập của SV Mỹ. So với 2 thập kỷ trước, số SV Mỹ du học đã tăng gấp 3.
Marie Royce – trợ lý Bộ trưởng GD và Văn hóa Mỹ - nói “việc trao đổi quốc tế đã khiến các trường ĐH của chúng ta năng động hơn đối với mọi SV và GD tại một trường Mỹ có thể tác động đối với SV quốc tế, giống như trải nghiệm mà SV Mỹ có khi du học”.
Chủ tịch và CEO Allan Goodman của Viện GD Quốc tế (IIE) nói rằng “con số kỷ lục về SV quốc tế tại Mỹ và SV Mỹ du học cho thấy ngày càng nhiều SV được tiếp xúc với những ý tưởng và lối tư duy mới. Họ sẽ có khả năng thành công lớn hơn và đóng góp cho một thế giới ngày càng phức tạp và được kết nối”.
Mặc dù số SV Mỹ tại châu Á tham gia vào các chương trình học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã tăng 33%, tất cả 3 nước châu Á đều chứng kiến số SV Mỹ học tại nước mình giảm đi vào năm 2017/2018.
Có 11.613 SV Mỹ ở Trung Quốc, giảm 2,5% so với năm trước đó dù GD nước này có thứ hạng tăng cao trong các bảng xếp hạng. Trong khi đó Nhật có 8.467 SV Mỹ, giảm 1,2% và Ấn Độ có 3.986 SV Mỹ, giảm 1,8%.
5 điểm đến học tập mà SV Mỹ ít ưa chuộng nhất ở châu Á là Kuwait, Syria, Yemen, Brunei và Turkmenistan – những nơi không có SV Mỹ.
Không ngạc nhiên khi top 10 điểm đến châu Á đối với SV Mỹ đa số là các quốc gia giàu có ở Đông Á – nơi có 11,613 SV Mỹ (chiếm 1/3 SV Mỹ ở châu Á). Điều này cho thấy các nước giàu có khả năng thu hút và giữ chân nhân tài nhiều nhất.
Tuy SV Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số SV quốc tế tại Mỹ năm 2018-2019 nhưng số SV Mỹ tại Trung Quốc không chiếm tỷ lệ cao nhất. Top 5 điểm đến cho du học sinh Mỹ đều nằm ở châu Âu: Anh, Italy, Tây Ban Nha và Ireland – chiếm hơn một nửa tổng số SV Mỹ học ở nước ngoài, tăng 27% so với một thập kỷ trước.
Dữ liệu trên cũng cho thấy số SV nữ chiếm đa số trong các chương trình học nước ngoài với tỷ lệ 67%, tăng 2% so với một thập kỷ trước.
Chương trình học mà nhóm HS này tham gia cũng không đồng đều. Chỉ 2,3% du học trong một năm học, 33,1% học các chương trình dài hạn (chiếm ¼ hoặc 1 học kỳ) trong khi đa số (64,6%) theo các chương trình học ngắn hạn như các chương trình mùa hè hay những chương trình chỉ kéo dài 8 tuần hoặc ít hơn.
2 môn học phổ biến nhất đối với SV du học là STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) chiếm 25,6%, tiếp đến là kinh doanh (20,8%).
Tuy giới tính, loại chương trình, môn học và điểm đến của những du HS Mỹ không được phân bố đồng đều nhưng đã có cải thiện về đa dạng chủng tộc và sắc tộc. Trong thập kỷ qua, sự phân bố chủng tộc và sắc tộc của SV Mỹ ra nước ngoài đã tăng từ 18 lên 30%.