Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng

GD&TĐ - Việc giao dịch, lưu hành tiền giả là bất hợp pháp, vi phạm vào các quy định của Điều 180 Bộ luật Hình sự. Mặc dù biết là sai trái nhưng vẫn có một số người lập fanpage, group kín hoặc sử dụng cả tài khoản cá nhân trên Facebook để mua bán, trao đổi tiền giả công khai.

Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng
Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng ảnh 1Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng ảnh 2Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng ảnh 3Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng ảnh 4Nở rộ hiện tượng mua bán tiền giả qua mạng ảnh 5
Mua tiền giả dễ như mua rau?

Thời điểm cận Tết, hình thức rao bán tiền giả nở rộ trên mạng, mạng xã hội facebook với lời khẳng định giống tiền thật đến 98%.

Theo lời rao trên trang facebook Ngọc Bích (Mua bán tiền giả), để mua được tiền giả, người mua chỉ cần inbox cho chủ nhân của facebook và để lại thông tin, sau đó sẽ có người giao hàng. Khi nào người nhận kiểm tra tiền giả, lúc ấy mới đưa tiền thật.

Tài khoản trên cũng đăng tải vô số hình ảnh được cho là tiền giả, loại polymer với nhiều mệnh giá khác nhau: 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng. Tiền được bó thành từng cọc, chất đầy trên bàn và được người rao bán đảm bảo “giống thật tới 98%” kèm theo những lời mời gọi hấp dẫn. Không ít người hám lợi đã thực hiện giao dịch, trao đổi số điện thoại, tài khoản ngân hàng với các đối tượng cung cấp tiền giả.

Nhằm tìm hiểu thực hư của việc mua bán tiền gải công khai, chúng tôi đã vào vai một người có nhu cầu mua tiền giả xài tết. Trao đổi thông tin qua mạng, đối tượng bán tiền giả cho biết loại tiền giả hiện tại chỉ có máy soi mới phát hiện được chứ mắt thường không thể thấy được, số lượng không hạn chế với giá mua tiền giả là 1 cho 5 (tức là đổi 1 triệu đồng tiền thật lấy 5 triệu đồng tiền giả) với lời khẳng định đã bao hết mọi nơi nên không phải lo.

Mặc dù khẳng định mình có thể cung cấp được tất cả loại mệnh giá song đối tượng lại khuyên người mua không nên chọn lựa loại tiền 50.000 vì cho rằng loại tiền này giá trị thấp, mà số lượng lại nhiều, tốn thời gian, tốn nguyên liệu nên ít được sản xuất.

Khi chúng tôi hỏi về mức độ an toàn khi sử dụng loại tiền này, đối tượng liền “tư vấn”: Để “chắc ăn”, người mua không nên sử dụng tại siêu thị, cửa hàng mua bán, trạm đổ xăng, không sử dụng hoặc gửi tiền giả cho ngân hàng. Phạm vi sử dụng tốt nhất là tại các quán ăn, quán cafe, quán bar, vũ trường…mỗi lần nên sử dụng 1-2 tờ vì các tiền này có chung số sê ri, dễ bị phát hiện.

Chỉ là hình thức lừa đảo

Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả như sau:

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư Nguyễn Thế Tín, Văn phòng luật sư Thế Tín (Quận Gò Vấp) cho biết: Hoạt động kinh doanh, buôn bán tiền giả là một loại hình tội phạm nghiêm trọng, nguy hiểm, luật pháp đã có nhiều mức án thích đáng dành cho loại tội phạm này (theo Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Tuy vậy, không ít người vì hám lợi vẫn bất chấp để lưu hành tiền giả. Hiện nay theo luật, không chỉ người bán mà bản thân người mua tiền giả với mục đích lưu hành cũng vi phạm pháp luật và có thể bị kết án từ 3 năm tới 7 năm tù.

Quyết định tìm hiểu sâu hơn về những giao dịch này, chúng tôi phát hiện thực chất đây là hình thức lừa đảo người có lòng tham với thủ thuật hết sức tinh vi và có đến hàng chục facebook dạng này đang tồn tại. Theo số điện thoại để lại trên Facebook của một tài khoản, chúng tôi đã liên lạc được với một người bán tiền giả. Tuy nhiên, khi phóng viên ngỏ ý muốn được gặp trực tiếp để giao dịch, bên rao bán lại viện cớ sợ công an để từ chối và chỉ đồng ý giao dịch, trao đổi bằng hình thức Inbox qua facebook.

Theo đó, không như lời rao trên facebook cá nhân, người mua tiền giả cần phải chuyển trước cho phía bán từ 20-30% tổng số tiền thật cần giao dịch (1 triệu thì phải chuyển trước 300.000 đồng), sau đó để lại thông tin, số điện thoại để chờ người giao tiền (ship hàng toàn quốc và miễn phí).

Để kiểm chứng việc giao dịch tiền giả có thật không, chúng tôi chấp nhận chuyển cho phía bán 30% số tiền cho giao dịch bỏ 1 triệu tiền thật mua 5 triệu tiền giả bằng hình thức nạp thẻ. Tuy nhiên, sau 5 ngày chờ đợi, đối tượng này đã không xuất hiện như lời hẹn, số điện thoại cũng không còn liên lạc được.

Tuy chỉ là hình thức lừa đảo, nhưng thực trạng mua bán tiền giả công khai qua các trang mạng đang thực sự trở nên nhức nhối. Trong số hàng chục trang đăng thông tin công khai mua bán tiền giả, chắc chắn có không ít trang có hoạt động mua bán trao đổi tiền giả thật…

Phía cơ quan chức năng cũng đã nắm thông tin và vào cuộc điều tra, đồng thời đưa ra những cảnh báo cho người dân hiểu, thực chất đây chỉ là chiêu trò lừa đảo đang rộ lên dịp gần tết.

Số liệu thống kê của NHNN mới nhất cũng cho thấy, lượng tiền giả thu giữ trong 6 tháng đầu năm 2015 qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo kết quả phân tích của NHNN, cho đến nay các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước ngày càng trở nên tinh vi. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: hình bóng chìm, mực đổi màu, yếu tố hình ẩn...).

NHNN thông báo, có 5 cách chính để có thể nhận biết, kiểm tra tiền giả: Khách hàng có thể soi tờ bạc trước nguồn sáng; vuốt nhẹ tờ bạc (kiểm tra các yếu tố in lõm); chao nghiêng tờ bạc (kiểm tra mực đổi màu, IRIODIN, hình ẩn nổi); kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn); hoặc dùng kính lúp, đèn cực tím (kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang).

Thông qua kiểm tra các yếu tố trên, khách hàng có thể xác định tờ bạc đang cầm là giả nếu có những dấu hiệu sau: hình bóng chìm không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; khi vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật; cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ trong suốt không tinh xảo, không có yếu tố hình ẩn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.