Nỗ lực tìm kiếm ngư dân Bình Thuận mất tích trên biển

GD&TĐ - Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng (CKC) Phú Quý (Bình Thuận) đang nỗ lực tìm kiếm 1 ngư dân mất mất tích trên biển.

Tàu tìm kiếm cứu nạn BP 11-19-01 cùng 8 cán bộ, chiến sĩ đang tích cực tìm kiếm ngư dân mất tích.
Tàu tìm kiếm cứu nạn BP 11-19-01 cùng 8 cán bộ, chiến sĩ đang tích cực tìm kiếm ngư dân mất tích.

Ngày 4/6, Thiếu tá Nguyễn Quang Huynh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng CKC Phú Quý cho biết, kíp tàu tìm kiếm cứu nạn BP 11-19-01 cùng 8 cán bộ, chiến sĩ vẫn đang phối hợp với các lực lượng và ngư dân địa phương tìm kiếm ngư dân mất tích của tàu cá BTh 97155 TS bị nạn đêm 3/6.

Khoảng 18 giờ ngày 3/6, tàu cá BTh 97155 TS, công suất 748 CV, hành nghề mành mực với 9 lao động do anh Văn Thanh Sỹ (SN 1989, trú tại huyện Phú Quý, Bình Thuận) làm Thuyền trưởng xuất bến Phú Quý để đi khai thác.

Khi tàu đi được khoảng 1 giờ đồng hồ, đến vị trí cách đảo Phú Quý khoảng 3 hải lý về hướng Tây Nam thì bị sóng to, gió lớn làm phá nước, dẫn đến chìm tàu.

Ngay khi bị nạn, 8 ngư dân trên tàu đã nhảy xuống biển để bơi vào bờ, nhưng còn 1 ngư dân là anh Trần Văn Trương (SN 1988, trú tại huyện Phú Quý, Bình Thuận) bị mắc kẹt lại tại tàu.

Cán bộ Trạm kiểm soát Biên phòng CKC Phú Quý trao đổi cùng thuyền trưởng về vị trí tàu cá bị nạn.

Cán bộ Trạm kiểm soát Biên phòng CKC Phú Quý trao đổi cùng thuyền trưởng về vị trí tàu cá bị nạn.

Khoảng 21 giờ, sau khi 8 ngư dân bơi vào bờ an toàn, Thuyền trưởng Văn Thanh Sỹ gọi điện báo sự việc với Đồn Biên phòng CKC Phú Quý và đề nghị Đồn hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn ngư dân Trần Văn Trương.

Tiếp nhận thông tin, Đồn Biên phòng CKC Phú Quý phát thông báo tìm kiếm cứu nạn đến các tàu đang hoạt động xung quanh khu vực tàu cá bị nạn để hỗ trợ; làm việc với thuyền trưởng để nắm chính xác tình hình và vị trí tàu bị nạn.

Đồn cũng xin ý kiến và điều động tàu tìm kiếm cứu nạn BP 11-19-01 cùng 8 cán bộ, chiến sĩ đi tìm kiếm, cứu nạn ngư dân mất tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.