Nỗ lực thay đổi cách nghĩ, cách làm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng còn nhiều việc phải làm cải cách thủ tục hành chính nên phải tiếp tục nỗ lực, thay đổi cách nghĩ, cách làm.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Phát biểu tại Phiên họp thứ 3, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng còn nhiều việc phải làm trong cải cách thủ tục hành chính nên phải tiếp tục nỗ lực, thay đổi cách nghĩ, cách làm...

Thời gian qua, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biến rất tích cực. Chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp được nâng cao.

Cơ chế, chính sách, quy định trong thực hiện thủ tục hành chính tiếp tục được hoàn thiện. Dịch vụ công trực tuyến tăng cả về số lượng và chất lượng; việc số hóa, chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử và tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đều có chuyển biến...

Theo thống kê, đã có hơn 2.700 quy định kinh doanh và 561/1.086 thủ tục hành chính theo 19 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ được cắt giảm, đơn giản hóa. 156/699 thủ tục hành chính được phân cấp giải quyết. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã công bố danh mục thủ tục hành chính nội bộ để rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa.

Có hơn 4.500 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và hoàn thành tích hợp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của bộ, ngành đạt 30,4%, tăng 1,4 lần so với năm 2022; địa phương đạt 37,4%, tăng 3,7 lần so với năm 2022. Tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ, ngành là 28,59%, tăng 11% so với năm 2022, còn địa phương là 39,48%, tăng 31,44% so với năm 2022.

Dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng thực tế tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định. Khi thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến còn phức tạp.

Số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị tăng nhưng chưa thực chất. Việc số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa đạt yêu cầu. Công tác phối hợp trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp...

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên và tiếp tục nâng cao hiệu quả cắt giảm, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, hồi cuối tháng 10/2023, Chính phủ đã có Chỉ thị số 27/CT-TTg, trong đó yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt hơn nữa cải cách thủ tục hành chính.

Đây là yêu cầu khách quan và cấp thiết bởi từng có ý kiến cho rằng, cải cách thể chế nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả chính sách tài khóa và tiền tệ trong ngắn hạn. Rằng phải coi cải cách thể chế như một nguồn lực.

Vì cải cách thể chế không chỉ nhằm cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mà còn hướng tới cắt giảm chi phí tuân thủ phát sinh từ các quy định pháp luật cho doanh nghiệp.

Và điều quan trọng nữa, như ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là vẫn còn những quy định không phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của đất nước và xu thế phát triển chung trong khi nước ta đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào “luật chơi” chung của thế giới.

Còn có sự “chông chênh” giữa các quy định trong luật, thông tư, nghị định; giữa các cơ quan Trung ương với cơ quan Trung ương; giữa cơ quan Trung ương với địa phương, giữa các địa phương.

Cho nên, nếu không tiếp tục cải cách, việc sẽ không thông, “không chạy”, chúng ta sẽ thua, sẽ thất bại - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.