Nỗ lực ở lớp học mầm non trong gió lùa

GD&TĐ - Hàng chục trẻ mầm non đang phải học trong hai phòng tranh tre, nứa lá, tạm bợ do phụ huynh góp luồng, ngày công dựng lên vào đầu năm học. 

Hai phòng học mầm non được dựng bằng tranh tre, tạm bợ ở bản Phé, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, (Thanh Hóa). Ảnh: Thế Lượng.
Hai phòng học mầm non được dựng bằng tranh tre, tạm bợ ở bản Phé, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, (Thanh Hóa). Ảnh: Thế Lượng.

Hai phòng học tranh tre, nứa lá gió lùa tứ bề ở bản Phé, xã Phú Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa), đang có hơn hàng chục trẻ mầm non theo học hằng ngày.

Lớp học này nằm bên triền sông Mã. Mùa đông, trẻ đến lớp trong giá lạnh co ro, còn mùa hè thì nóng nực, nguy cơ cháy rất cao.

Dù cơ sở vật chất của lớp học mầm non ở bản Phé còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng 54 trẻ ở bản Mý, bản Phé, bản Bá của xã Phú Xuân vẫn đến lớp đều đặn trong tuần.

Bà Phạm Thị Tuyết - Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, cho biết phần lớn gia đình có con đang học ở khu mầm non bản Phé đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vì bản Phé, bản Bá là bản trong vùng đặc biệt khó khăn.

Hai phòng học này do phụ huynh đóng góp luồng, nứa, lá cọ và ngày công dựng lên từ đầu năm học. Ảnh: Thế Lượng.

Hai phòng học này do phụ huynh đóng góp luồng, nứa, lá cọ và ngày công dựng lên từ đầu năm học. Ảnh: Thế Lượng.

“Do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ các cháu phải đi làm ăn xa, để lại con cho ông bà nội, ngoại nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, việc huy động xã hội hóa để xóa phòng học tranh tre, nứa lá ở bản Phé không thể thực hiện được.

Cô Lê Thị Dung - Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Xuân, cho biết dù điểm trường ở bản Phé còn tạm bợ, thiếu thốn nhiều đồ dùng, trang thiết bị dạy học, nhưng đội ngũ giáo viên vẫn dạy đủ chương trình, tiết học theo quy định của ngành.

“Được sự hỗ trợ tiền ăn trưa của Nhà nước cho trẻ em thuộc diện hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên tại bản Phé đã nấu cơm trưa và bữa phụ cho học sinh, với mức 15.000 đồng/ngày/cháu đối với nhóm mẫu giáo, 14.000 đồng/ngày/cháu đối với nhóm nhà trẻ. Các bé được chăm sóc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, nên phụ huynh cũng yên tâm đưa trẻ đến lớp đều đặn”, cô Dung chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh do GD&TĐ ghi nhận tại khu lẻ Mầm non ở bản Phé (Phú Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa).

Trẻ Mầm non ở bản Phé, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thế Lượng.

Trẻ Mầm non ở bản Phé, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thế Lượng.

Giáo viên giúp các bé vệ sinh trước giờ ăn trưa. Ảnh: Thế Lượng.

Giáo viên giúp các bé vệ sinh trước giờ ăn trưa. Ảnh: Thế Lượng.

Khu nấu ăn cũng đang rất tạm bợ. Do gió lùa rất mạnh, nên cô giáo phải lấy 3 chiếc bàn để chắn gió khi nấu ăn cho các con. Ảnh: Thế Lượng.

Khu nấu ăn cũng đang rất tạm bợ. Do gió lùa rất mạnh, nên cô giáo phải lấy 3 chiếc bàn để chắn gió khi nấu ăn cho các con. Ảnh: Thế Lượng.

Giáo viên nấu ăn cho trẻ. Ảnh: Thế Lượng.

Giáo viên nấu ăn cho trẻ. Ảnh: Thế Lượng.

Cô giáo cho trẻ ăn trưa. Ảnh: Thế Lượng.

Cô giáo cho trẻ ăn trưa. Ảnh: Thế Lượng.

Sau giờ ăn trưa, các bé tự đi rửa tay để ngủ. Ảnh: Thế Lượng.

Sau giờ ăn trưa, các bé tự đi rửa tay để ngủ. Ảnh: Thế Lượng.

Cô giáo chuẩn bị chỗ ngủ cho các bé. Ảnh: Thế Lượng.

Cô giáo chuẩn bị chỗ ngủ cho các bé. Ảnh: Thế Lượng.

Cô giáo chăm sóc trẻ trong giờ ngủ trưa. Ảnh: Thế Lượng.

Cô giáo chăm sóc trẻ trong giờ ngủ trưa. Ảnh: Thế Lượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.