Điều này sẽ thiết lập 1 cuộc đối đầu với các quốc gia thường có xu hướng lạm dụng vũ khí hóa học chống lại loài người.
Cuộc họp diễn tra trong khi thanh tra viên từ Tổ chức Cấm vũ khí hóa học dự kiến công bố báo cáo được trông đợi từ lâu về cuộc tấn công bằng khí sarin và clo vào tháng 4 tại thị trấn Douma thuộc Syria, trong đó các nhân viên y tế và cứu hộ thông báo có 40 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Boris Johnson sẽ dẫn đầu phái đoàn Anh tới 1 phiên họp đặc biệt hiếm hoi tổ chức bởi cơ quan hoạch định chính sách đứng đầu của OPCW tại The Hague, theo xác nhận của chính phủ Anh.
Anh kêu gọi đàm phán với các nước thành viên của OPCW sau vụ tấn công bằng chất độc thần kinh xảy ra với cựu điệp viên 2 mang người Nga Sergei Skripal và con gái ông tại thị trấn Salibury, Anh quốc. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học trong xung đột Iraq và Syria kết hợp với vụ ám sát Kim Jong-Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên bằng chất độc thần kinh diễn ra tại sân bay Kuala Lumpur vào năm 2017 cũng đã dấy lên nhiều mối lo ngại quốc tế.
Tuy vũ khí hóa học đã bị coi là 1 loại cấm kỵ sau tác hại mà nó gây ra từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhiều người sợ rằng việc sử dụng nó đang dần trở nên bình thường khi không có bất cứ phương pháp hiệu quả nào để bắt thủ phạm chịu trách nhiệm.
Dự thảo đề xuất bởi Anh trong cuộc họp lần này đề nghị OPCW “bắt đầu truy cứu trách nhiệm cho các cuộc tấn công hóa học diễn ra tại Syria”, theo thông tin đăng tải trên tweet của Johnson.
Ngoại trưởng Jonhson nói thêm: “Với chuyên môn kỹ thuật về vũ khí hóa học đã được chứng minh, OPCW là cơ quan phù hợp cho việc điều tra tìm ra kẻ đứng sau các cuộc tấn công này”.
Đây là lần thứ 4 trong lịch sử phiên họp đặc biệt này được tổ chức. Nga giận dữ lên án cuộc đàm phán tại The Hague, cho rằng: “Việc truy cứu trách nhiệm vượt quá quyền hạn cho phép của OPCW”.
Trong một tuyên bố từ Đại sứ Nga tại Hà Lan, chính phủ Nga khẳng định quy tắc quản lý của OPCW chỉ có thể thay đổi thông qua việc làm lại hoàn toàn công ước, đồng thời buộc tội Anh và các nước đồng minh đang kích động chống phá Syria cũng như Nga. Để được thông qua, dự thảo của Anh sẽ cần 2/3 số phiếu chấp thuận, trừ đi số phiếu vắng mặt. Trong đó, cuộc bỏ phiếu sẽ có sự tham gia của 130 quốc gia trong tổng số 193 quốc gia thành viên của OPCW.
Một số nguồn tin cho biết, Nga đang thu hút sự ủng hộ phản đối dự thảo. Nga sử dụng quyền phủ quyết của mình vào cuối năm ngoái tại Hội đồng Bảo an LHQ để loại bỏ hội đồng thành viên của LHQ trong OPCW đang nhắm vào việc xác định kẻ đứng đằng sau các cuộc tấn công hóa học ở Syria.