Nỗ lực chăm lo, bảo vệ quyền lợi nhà giáo

GD&TĐ - Với nhiều cách làm hay và sáng tạo, Công đoàn ngành Giáo dục các cấp có nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên...

Cô Nguyễn Thụy Bích Thảo đón nhận ngôi nhà Mái ấm công đoàn. Ảnh: CĐGD Trà Vinh cung cấp
Cô Nguyễn Thụy Bích Thảo đón nhận ngôi nhà Mái ấm công đoàn. Ảnh: CĐGD Trà Vinh cung cấp

Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cán bộ, nhà giáo, người lao động.

Đổi mới công tác chăm lo

Cô giáo Triệu Thị Nụ - Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) có hoàn cảnh khó khăn do bị tai nạn, nằm viện điều trị dài ngày. Nắm bắt được hoàn cảnh của cô Nụ, Công đoàn trường đã ân cần thăm hỏi, động viên, tặng quà, đồng thời có các hình thức chia sẻ, hỗ trợ về công việc để giúp cô vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh, sớm trở lại công tác.

Cảm động trước sự quan tâm của Công đoàn trường, cô Nụ bày tỏ quyết tâm chiến thắng bệnh tật để tiếp tục đứng trên bục giảng. Những lời động viên từ đồng nghiệp trở thành món quà quý giá để cô vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Không dừng lại ở hoạt động thăm hỏi, Công đoàn còn thể hiện rõ chức năng phù hợp trong giai đoạn hiện nay khi phối hợp chặt chẽ với chính quyền để đổi mới nhiều hoạt động công đoàn đặc biệt là công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nhà giáo, người lao động (NGNLĐ).

Cô Trần Thị Oanh - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Quang Trung chia sẻ: Thực hiện chức năng của mình, Công đoàn trường thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động như tiền lương, nâng lương, chế độ ốm đau, thai sản, thừa giờ để kịp thời đề xuất với lãnh đạo nhà trường thực hiện đúng, đủ, kịp thời theo quy định.

Cùng với chăm lo đời sống vật chất, Công đoàn trường phối hợp với chính quyền quan tâm đến đời sống tinh thần đoàn viên, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, thường xuyên động viên thăm hỏi các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm; sẵn sàng chia sẻ cùng đồng nghiệp khi có việc hiếu, hỉ...

Với mục tiêu đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác hoạt động, Công đoàn cùng với các tổ chức trong nhà trường luôn chú trọng đến mọi mặt đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ đó, tạo không khí đoàn kết, vui tươi trong mỗi nhà trường, phát huy năng lực chuyên môn, đưa chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao.

Ông Đỗ Văn Nam - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đánh giá: Những năm qua, công tác quan tâm, chăm lo, thăm hỏi giáo viên có hoàn cảnh khó khăn được công đoàn các trường học triển khai hiệu quả.

Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, Công đoàn các cấp đã chú trọng tới đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; trang bị điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động này để rèn luyện sức khỏe, tạo không khí giao lưu giữa NGNLĐ trong và ngoài đơn vị.

Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

Hỗ trợ nhà giáo vùng khó

Một trong những điểm nhấn của hoạt động chăm lo đời sống NGNLĐ của Công đoàn giáo dục các cấp là hỗ trợ xây dựng Mái ấm công đoàn. Tại Trường THPT Long Hữu, (Trà Vinh), cô Nguyễn Thụy Bích Thảo - giáo viên dạy môn Sinh học, gia đình chưa có khả năng xây nhà kiên cố. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo và Ban Chấp hành Đoàn trường, cô được xét hỗ trợ nhà Mái ấm công đoàn.

Sau gần 3 tháng xây dựng căn nhà đã hoàn thành vào tháng 7/2023, trong đó Quỹ “Mái ấm Công đoàn” hỗ trợ 50 triệu đồng. Đón nhận ngôi nhà mới, cô Thảo vui mừng, xúc động bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Ban Chấp hành Công đoàn Trường đã tạo điều kiện để cô có được “Mái ấm công đoàn” đầy nghĩa tình.

Bà Bùi Thị Rảnh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Trà Vinh cho biết: Thực hiện công tác chăm lo đời sống của cán bộ, nhà giáo, người lao động, các công đoàn cơ sở đã đa dạng hóa các hình thức xây dựng quỹ phúc lợi tập thể, tình nghĩa, tham quan du lịch… giúp đời sống vật chất, tinh thần đoàn viên công đoàn phong phú và hiệu quả hơn.

Đồng thời, Công đoàn giáo dục các cấp đã tranh thủ các nguồn lực của xã hội để phục vụ cho giáo dục, động viên thầy cô giáo, người lao động trong ngành, tìm hiểu và giúp đỡ đoàn viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống; thăm hỏi tận tình, chu đáo khi đoàn viên và gia đình có việc hiếu, hỷ, ốm đau.

Đặc biệt, công tác chăm lo nhà ở cho cán bộ, nhà giáo, người lao động được đặc biệt quan tâm. Trong 5 năm qua, Công đoàn ngành đã hỗ trợ xây dựng 10 nhà “Mái ấm ngành Giáo dục”, 20 nhà mái ấm Công đoàn, tổng kinh phí hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng. Các đoàn viên được trao nhà đều phấn khởi trước sự quan tâm kịp thời của tổ chức công đoàn, giúp gia đình giảm bớt khó khăn, tạo động lực để đoàn viên vươn lên trong vuộc sống.

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, việc đổi mới công tác chăm lo của các tổ chức công đoàn thể hiện ở chỗ các hoạt động này thiết thực và gần gũi với nhà giáo. Bằng các hình thức triển khai hiệu quả, đa dạng, các cấp Công đoàn giáo dục đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong các mặt hoạt động, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của NGNLĐ và đặc biệt góp sức cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT.

Vào trung tuần tháng 8 sẽ diễn ra Chương trình “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023”. Tại chương trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ thông tin, trao đổi với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên về nhiệm vụ của ngành, những chủ trương lớn của ngành đến năm 2030, tầm nhìn 2045, về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên sẽ chia sẻ mong muốn, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới giáo dục đào tạo với Bộ trưởng. Đồng thời trao đổi, giải đáp một số vấn đề về chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.