Ninh Bình cấm biển từ ngày 21/7, chủ động ứng phó bão số 3

GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, tỉnh Ninh Bình đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.

Khu neo đậu tàu thuyền tại cảng cá Ninh Cơ (Ninh Bình).
Khu neo đậu tàu thuyền tại cảng cá Ninh Cơ (Ninh Bình).

Ngày 20/7, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.

Theo đó, để chủ động ứng phó với bão số 3 và nguy cơ mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu UBND các phường, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cập nhật đầy đủ, thông tin kịp thời về tình hình thiên tai đến người dân để chủ động ứng phó bảo đảm an toàn; tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp, kỹ năng ứng phó, nhất là gió mạnh, ngập lụt, sạt lở đất...

Tổ chức rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

Tạm dừng hoạt động các tuyến đò ngang, đò dọc trên địa bàn tỉnh từ 17h ngày 21/7 cho đến khi bão tan. Sẵn sàng bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan.

Các địa phương ven biển phối hợp với Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng nghiêm cấm không cho tàu, thuyền ra khơi từ 7h, ngày 21/7; thông báo cho các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động ngoài khơi tìm nơi trú tránh an toàn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu xong trước 12h ngày 21/7.

Triển khai phương án di dân khu vực cửa sông, ven biển, khu vực dân cư sinh sống, hoạt động tại các bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, không đảm bảo, không an toàn vào nơi tránh trú an toàn trước 12h ngày 21/7.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh chủ động xây dựng phương án ứng phó theo lĩnh vực phụ trách.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức trực ban 24/24 để theo dõi tình hình thiên tai và tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó; thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh (qua Chi cục Thủy lợi).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trần Phương Thanh, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Olympia (Hà Nội) chia sẻ tại mini workshop "viết sâu".

Dạy học ‘viết sâu” trong Ngữ văn

GD&TĐ - Muốn hình thành tư duy độc lập, khả năng kết nối, phản tư, học sinh phải viết sâu hơn, sống thật hơn với trải nghiệm đọc, cảm xúc của mình.